Phân bón là sản phẩm của con người. Từ khởi nguyên ban đầu, hệ sinh thái vận động tự nhiên hoàn hảo, cân bằng không cần con người và không cần cả phân bón.
Tuy nhiên, khi dân số ngày càng tăng, con người có nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm và các nguyên nhiên vật liệu trực tiếp hoặc gián tiếp từ một số loài thực vật cụ thể (cây trồng) ngày càng lớn thì hệ sinh thái tự nhiên dường như bị "kiệt sức" - Cây trồng buộc phải sản xuất quá nhiều nên lấy đi từ đất cũng rất nhiều chất dinh dưỡng trong một khoảng thời gian ngày càng bị rút ngắn, không đủ để hệ sinh thái tự nhiên tái tạo lại nguồn chất dinh dưỡng bổ sung thay thế.
Do đó, con người đã phát triển rất nhiều loại phân bón khác nhau cả về nguồn gốc, chức năng và chất lượng để "trợ sức" cho môi trường đất của hệ sinh thái tự nhiên trong việc thỏa mãn các nhu cầu không giới hạn của thế giới công nghiệp.
Các khái niệm cơ bản trên được xây dựng từ các kiến thức liên quan của hóa học, vật lý, sinh học, sinh hóa, sinh lý và khoa học đất. Từ các khái niệm này, ta sẽ hiểu và phân tích được một cách bản chất và toàn diện về tất cả các loại phân bón hiện đang lưu thông trong nền nông nghiệp. Đó là:
1. Phân
đơn (Đạm, lân, Kali)
2. Phân
bón trung lượng, vi lượng, trung lực bổ sung vi lượng.
3. Phân
phức hợp (DAP, APP, MAP, MKP)
4. Phân
hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK)
5. Phân
khoáng hữu cơ (Đạm/Lân/Kali hữu cơ, phức hợp hữu cơ, hỗn hợp hữu cơ)
6. Phân
khoáng sinh học (Đạm/Lân/Kali sinh học, phức hợp sinh học, hỗn hợp sinh học
(*Yếu tố sinh học: acid Humix,
acid Fulvic, adid amin, vitamin,…)
7. Phân hữu cơ (Truyền thống,
vi sinh, sinh học, khoáng)
8. Phân vi sinh (*Yếu tố vi
sinh: vi sinh vật có ích hoặc mật độ nấm rễ cộng sinh)
9. Phân bón lá
10. Các chất cải tạo đất (Cải
tạo tính chất Vật lý, Hóa học, Sinh học của đất)
Trong quá trình sản xuất và lưu thông tiêu thụ, các loại phân bón có thể chứa nhiều yếu tố gây hại cho cây trồng, môi trường và con người như Arsen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Vi khuẩn Samonela, Vi
khuẩn E.coli. (Các yếu tố gây hại có giới hạn tồn tại tối đa được Pháp luật quy định cụ thể và bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân theo.)
Như ta đã biết, đất trồng là một thực thể sống - một chỉnh thể của nhiều yếu tố như chất khoáng, không khí, các dạng nước, các chất hữu cơ, các loài vi sinh vật,....Và cây trồng cũng như con người, cần nước, cần không khí, cần một môi trường sống cân bằng về pH, nhiệt độ, độ ẩm, và đa dạng các chất dinh dưỡng chứ không riêng một nhóm nguyên tố dinh dưỡng nào.
Trong khi đó, mỗi loại phân bón chỉ chuyên biệt về một hoặc một vài chất dinh dưỡng hoặc tính chất sinh, hóa, lý nào đó. Mà muốn cây trồng có thể phát triển tốt, ít bệnh tật, cho năng suất cao thì ta cần duy trì một mối quan hệ hài hòa cân đối giữa nhu cầu của cây trồng, đặc điểm - tính chất của từng loại đất để đưa ra phương án lựa chọn một loại phân phù hợp.
Đất chua thì hạn chế các loại phân khoáng có chứa gốc acid mạnh đồng thời bón vôi để giảm bớt nồng độ ion H+, nâng cao độ pH. Đất chai cứng, nghèo dinh dưỡng thì phải bổ sung nhiều vật liệu hữu cơ, các loại phân hữu cơ chứa nhiều mùn (nhất là acid Humix), kết hợp thêm các loại phân khoáng có nguồn gốc hóa học, hấp thụ nhanh nếu đang phải canh tác đảm bảo nhu cầu kinh tế, v.v...
Việc tính toán và xây dựng một công thức phân bón và một quy trình bón phân hợp lý, hiệu quả cũng giống như việc giải một bài toán khó khăn với nhiều yếu tố ràng buộc là: Đặc điểm cây trồng, tính chất đất đai, mùa vụ - khí hậu và phương thức canh tác. Giữa Cây và đất phải cân nhắc các yếu tố dinh dưỡng, tính đệm, độ pH. Giữa đất và phân bón phải làm sao cho bổ sung, hỗ trợ nhau đạt đến sự tối ưu về các tính chất Vật lý (Thành phần cơ giới, kết cấu đất, chế độ nước, không khí); Hóa học (pH, mùn, CEC, dinh dưỡng tổng số/dễ tiêu); Sinh học (về thành phần và số lượng các loại sinh vật phân giải, tổng hợp)
Căn cứ theo các dấu hiệu biểu hiện trên thân, lá, rễ và đặc biệt là trên lá, ta có thể dự đoán một cách tương đối các yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng đang thiếu để bổ sung. Việc nắm bắt được các quá trình chuyển hóa đạm, lân, kali, các loại dinh dưỡng trung vi lượng giữa đất, cây trồng và môi trường không khí sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn các loại phân bón thích hợp với cây trồng và ruộng vườn của mình.
(TG Fashion - tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)
0 comments:
Post a Comment