300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Friday, November 30, 2018

9.2 - Tài nguyên Khí hậu Việt Nam


Lãnh thổ Việt Nam dài và hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, bao gồm các hệ thống núi chạy theo bốn hướng chính là Cánh cung Đông Bắc; Tây Bắc - Đông Nam; Đông - Tây; Bắc - Nam - Khiến cho địa hình tuy bị phân cắt phức tạp nhưng nhìn chung vẫn có tính đồng nhất theo các hướng nhất định. 

Toàn bộ lãnh thổ nằm trọn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu - Thuộc khu vực nhận nhiều năng lượng bức xạ mặt trời nhất trên Trái đất, nhưng khí hậu nước ta lại không hề khô nóng gay gắt do có bờ biển chạy dọc suốt bờ phía Đông - Như một "máy điều hòa" nhiệt ẩm, cung cấp mưa và độ ẩm không khí dồi dào cho toàn bộ lãnh thổ. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt phức tạp nên các phân vùng khí hậu đều có những nét khác biệt nhau rõ rệt. 
Sự di chuyển của các khối không khí từ các vùng khí áp cao sang lãnh thổ nước ta đã tạo ra các đặc trưng hoàn lưu khí quyển diễn biến có quy luật theo mùa, theo năm - Biểu hiện qua các loại gió như gió Tín Phong bắc bán cầu (hướng Đông bắc), các loại gió lạnh khô thổi đến từ trung tâm áp cao ở Nga (Qua lục địa Trung Quốc - hướng Bắc, qua biển nam Trung hoa - hướng Đông bắc), gió từ vịnh Bengan (Ấn độ) thổi về bị chặn hết hơi ẩm lại bởi dãy Trường Sơn nên trở thành gió fohn khô nóng - loại gió rất khó chịu cho cả đời sống và sản xuất ở nước ta. Cuối cùng là gió Tín Phong nam bán cầu, xuất hiện ở miền Bắc vào khoảng tháng 5, ở miền Nam khoảng tháng 6, tháng 7 - với đặc trưng là nhiệt và ẩm cao.


Sự nhiễu động của các khối khí cũng như sự chuyển dịch của chúng gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan phần lớn có tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất Nông nghiệp như: Front cực đới (gây mưa); các đường đứt gây mưa, giảm nhiệt độ ở Bắc và Trung bộ; các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ chí tuyến (mưa nhiều, dai dẳng) và các rãnh nhiệt đới trên cao. Dự báo trước sự xuất hiện và mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết sẽ hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng các giải pháp phòng chống thiên tai - bảo vệ sản xuất có hiệu quả. 


Toàn bộ lãnh thổ nước ta được chia thành bảy phân vùng khí hậu khác nhau là 1.Tây Bắc (bắc Tây Bắc - nam Tây Bắc); 2. Đông Bắc (Tiểu vùng ven biển Quảng Ninh, Tiểu vùng Cao - Lạng, Tiểu vùng Việt Bắc); 3. Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; 4. Bắc Trung Bộ (Từ Thanh Hóa - đèo Hải Vân); 5. nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng - Bình Thuận); 6. Tây Nguyên (phía Bắc: Kon Tum, Playku, Daklak; phía Nam: Cao nguyên Lang Biang, Gi Linh, Mơ Nông); 7. Nam Bộ (Tiểu vùng: nam Bình Thuận; Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ, Tây Nam Bộ). 

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình - dòng chảy - cao độ của mỗi địa phương để lựa chọn địa điểm bố trí canh tác Nông nghiệp có kiểu khí hậu phù hợp cho đối tượng cây trồng của mình. Hoặc lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp với đặc điểm khí hậu của địa phương mình.



Hiện nay, với sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và thói quen tiêu dùng bừa bãi của người dân, bầu khí quyển đang ngày càng tích trữ nhiều tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (giữ nhiệt làm trái đất nóng lên) như CO, CO2, N2O, CFC, CH4, khói quang hóa, không những làm tan băng trên các vùng núi cao, làm dâng mực nước biển - mực nước sông gây ngập chìm nhiều vùng đất ven biển, ven sông hồ, mà còn làm suy giảm tầng ozon - gây nguy cơ bị ung thư da rất cao cho con người.

Khí hậu là một dạng tài nguyên quan trọng và quý giá với sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi là mặt hại. Mà mặt lợi thì cũng không phải là mãi mãi - chúng vẫn luôn bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi nếu ta không có các biện pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

(TG Fashion - tgfashion.vn Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment