Vi sinh vật (VSV) là các loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái đất, chúng có kích thước nhỏ bé, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa tương ứng cũng rất nhanh, tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh, năng lượng thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị, phạm vi phân bố rộng, nhiều chủng loại như: cổ khuẩn, virus, vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, nấm men, nấm sợi.
Dinh dưỡng VSV cần bao gồm các yếu tố Cacbon (Năng lượng), Nito (cấu trúc), nước, các muối vô cơ và các nhân tố sinh trưởng. Các môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các nguồn dinh dưỡng như trên.
Quá trình sinh trưởng của một quần thể VST đi tuần tự qua bốn giai đoạn (pha) là tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong.
Trong pha tiềm phát, quần thể sinh vật tăng về thể tích và khối lượng, nhưng số lượng thì hầu như không thay đổi (không tăng lên). Do trong giai đoạn này, VSV tiến hành làm quen với môi trường mới, chỉnh sửa lại hoặc tổng hợp thêm mới các bộ phận để chuẩn bị cho quá trình nhân nhanh số lượng sau này (pha lũy thừa). Số lượng VSV nhân lên nhanh chóng trong pha lũy thừa, đạt tới trạng thái cân bằng (Số sinh mới cân bằng với số chết đi) rồi giảm đi nhanh chóng trong pha suy vong.
Ứng dụng các hiểu biết về đặc điểm của từng pha, chúng ta sẽ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp với nhu cầu sống của VSV để kéo dài pha lũy thừa - Nhân sinh khối của quần thể VSV ban đầu một cách liên tục. Ngược lại, với các quần thể VSV có hại thì ta rút bớt nguồn dinh dưỡng hoặc phá vỡ môi trường sống của quần thể VSV để chúng tiến nhanh tới pha suy vong - Ức chế, hoặc khử diệt hoàn toàn quần thể VSV. Dưới đây là chi tiết các khái niệm liên quan tới việc ức chế quần thể sinh vật và các tác nhân ức chế được sử dụng phổ biến.
Mỗi năm, ở nước ta có hàng chục triệu tấn chất thải của ngành chăn nuôi cần phải xử lý, nếu không sẽ để lại trong môi trường rất nhiều nguồn gây ô nhiễm (các kim loại nặng, khí độc hại, ký sinh trùng - vi sinh vật có hại). Chưa kể các loại rác thải hữu cơ, than bùn (từ cống rãnh, ao hồ), phế phẩm công nghiệp, các loại quặng,...Nhóm các VSV phân giải xenlulo, xilan, tinh bột, protein, S, P, N,...góp công rất lớn trong quá trình xử lý các chất thải chăn nuôi, cũng như các loại chất thải công nghiệp - Không những làm sạch môi trường mà còn biến nguồn chất thải thành này thành các loại phân bón hữu ích cho cây trồng, phát triển thêm các nguồn điện năng, nhiệt năng (từ quá trình thu hồi khí trong quá trình lên men các chất thải của VSV).
Hiện nay, phương hướng sử dụng các loại VSV trong công tác bảo vệ thực vật đang được quan tâm nghiên cứu và cho ra kết quả bước đầu khá lạc quan, như tìm ra loại vi khuẩn chế thuốc trừ sâu Bt, hay siêu vi khuẩn NPV, v.v...Nói chung, thế giới VSV còn rất nhiều điều bí ẩn và rất nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực Nông nghiệp mà chúng ta cần phải tiếp tục tìm hiểu.
(TG Fashion - tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)
0 comments:
Post a Comment