Cũng như tất cả các lĩnh vực sản xuất khác của đời sống, canh tác nông nghiệp cũng có những rủi ro chuyên biệt tương ứng với đối tượng thao tác của mình. Bệnh cây là một trong những yếu tố gây thiệt hại về năng suất và sức sản xuất của cây trồng lớn nhất và khó khắc phục nhất một khi đã phát thành bệnh hoặc dịch.
Đối tượng gây bệnh hại cho cây trồng chủ yếu là các loài vi sinh vật (VSV) - Chúng làm hư hỏng bó mạch, hủy hoại bộ rễ (phá hủy quá trình vận chuyển và tích lũy chất dinh dưỡng). Tính ký sinh của VSV (Chuyên tính, bán ký sinh, bán hoại sinh, hoại sinh) là yếu tố quyết định chủ yếu tới phạm vi gây bệnh trên cây trồng (rộng hay hẹp). Mỗi loài VSV có tính xâm lược, tính gây bệnh và tính độc cao thấp khác nhau, nên các loại bệnh tật cũng phát sinh ở những vị trí (bộ phận, mô, cơ quan, cá thể), những giai đoạn sinh trưởng (tuổi sinh lý) khác nhau với khả năng gây thiệt hại nặng nhẹ khác nhau.
1.Virus là các nucleoprotein (ADN, ARN) rất nhỏ bé, ký sinh ở cấp độ tế bào, có khả năng nhân số lượng cực kỳ nhanh chóng, khả năng biến dị và tính chống chịu với môi trường rất cao. Virus lan truyền tới cây thông qua côn trùng môi giới hoặc qua hạt phấn, phấn hoa, quá trình nhân giống cây trồng (hữu tính, vô tính) và quá trình tiếp xúc cơ học.
Chúng tái sinh liên tục gây bệnh cho cây qua các giai đoạn: Tháo vỏ => Tổng hợp nhân => Lắp ráp hoàn thiện - Gây ra các triệu chứng khảm lá (loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt); biến dạng, biến màu, tàn lụi (còi cọc, thấp lùn, mọc thành bụi/búi/lùm/chùm ngọn) và các vết hoại tử ở thân (lõm thân, sưng cành). Khiến cho cây trồng thoái hóa, giảm sức sống, tàn lụi thậm chí chết, làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản cũng như biến cây trồng trở thành nơi lưu trú bệnh tật cho các mùa vụ tiếp theo. Hiện nay, bệnh hại cây do virus chỉ có thể phòng mà không thể chữa khỏi, khi đã phát bệnh thì phải nhổ bỏ, tiêu hủy và tiến hành khử trùng đất - Tránh lây lan sang các cây trồng lân cận.
Chúng tái sinh liên tục gây bệnh cho cây qua các giai đoạn: Tháo vỏ => Tổng hợp nhân => Lắp ráp hoàn thiện - Gây ra các triệu chứng khảm lá (loang lổ chỗ đậm chỗ nhạt); biến dạng, biến màu, tàn lụi (còi cọc, thấp lùn, mọc thành bụi/búi/lùm/chùm ngọn) và các vết hoại tử ở thân (lõm thân, sưng cành). Khiến cho cây trồng thoái hóa, giảm sức sống, tàn lụi thậm chí chết, làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản cũng như biến cây trồng trở thành nơi lưu trú bệnh tật cho các mùa vụ tiếp theo. Hiện nay, bệnh hại cây do virus chỉ có thể phòng mà không thể chữa khỏi, khi đã phát bệnh thì phải nhổ bỏ, tiêu hủy và tiến hành khử trùng đất - Tránh lây lan sang các cây trồng lân cận.
2.Viroide là các ARN tự do (không có protein) có trọng lượng phân tử rất nhỏ. Truyền bệnh thụ động và ký sinh ở mức độ tế bào - Sao chép trực tiếp nhưng không nhập vào bộ gen của cây chủ. Lây nhiễm chủ yếu ở các cây họ cà, họ cúc hay họ có múi, khiến cho lá của cây trở nên dài, nhỏ và nhạt màu dần; lá mọc đứng lên (góc giữa lá và thân hẹp lại rõ rệt) và thân cây trở nên mảnh lại.
3.Vi khuẩn là loại sinh vật đơn bào, tồn tại lâu dài trong các tàn dư cây bệnh, hạt/củ giống bị nhiễm bệnh, đất trồng hay cỏ dại,...chờ cơ hội xâm nhiễm vào cây rồi ủ bệnh trước khi bùng phát thành bệnh. Khiến cho trên cây xuất hiện các đám mô bị hoại tử (các vết đốm, cháy), gây vít tắc hệ thống mạch dẫn làm cây héo rũ, hay gây thối hỏng, bạc màu, tạo các nốt u sưng trên rễ, thân, cành, lá.
4.Phytoplasma (Dịch khuẩn bào) là dạng trung gian giữa Virus và Vi khuẩn, có cấu trúc màng kép đàn hồi bao bọc khối ADN, ARN, enzyme bên trong. Lan truyền thụ động với phạm vi ký chủ rộng - Xâm nhập qua mạch libe làm lá biến vàng, giảm diệp lục, lùn cây, thoái hóa cây dẫn tới tàn lụi.
5.Nấm là nguyên nhân gây ra 80% bệnh hại trên cây trồng. Dịch hại do nấm sẽ bùng phát mạnh khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. 6.Thực vật thượng đẳng gây hại nông nghiệp là các loài thực vật sống ký sinh trên các loài thực vật khác. 7.Tuyến trùng là các sinh vật gặp trong đất, nước, có kích thước hiển vi với cấu tạo miệng chuyên hóa cho chức năng châm chích và buộc phải liên hệ trực tiếp với các loại thực vật đang phát triển. Các nhóm tuyến trùng gây hại nghiêm trọng trong Nông nghiệp là nhóm gây sần rễ, nhóm bào nang, nội/bán nội ký sinh, nhóm hại thân/rễ/chồi lá. Nguyên tắc phòng trừ tuyến trùng là phải giảm mật độ quần thể tuyến trùng gây hại ban đầu cũng như giảm tối đa tỷ lệ cây trồng nhiễm bệnh.
Ngoài các tác nhân sinh vật, cây trồng còn có khả năng bị nhiễm bệnh bởi các yếu tố môi trường ngoại cảnh (đất trồng, nước tưới, điều kiện thời tiết ) không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển. Điều kiện cần và đủ để phát sinh bệnh cây gồm - Cây ký chủ ở giai đoạn cảm nhiễm, VSV gây bệnh đạt đủ mức xâm nhiễm (Lớn hơn hoặc bằng mức xâm nhiễm tối thiểu) và môi trường phù hợp cho quá trình xâm nhiễm. Khi gặp điều kiện cực thuận - Bệnh cây được cộng hưởng trên một phạm vi rộng lớn thì sẽ trở thành dịch hoặc đại dịch rất khó kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt.
Các biện pháp phòng trừ bênh hại chủ yếu trong sản xuất Nông nghiệp hiện nay bao gồm: sử dụng giống chống bệnh, sạch bệnh, canh tác đúng kỹ thuật (gieo trồng đúng thời vụ, làm đất, bón phân, tưới nước, cắt tỉa, vệ sinh đồng ruộng đúng phương pháp, v.v...), các biện pháp vật lý (sàng xảy, sốc nhiệt, phóng xạ, xông hơi, phơi rễ, đốt tàn dư,...), các biện pháp sinh học (siêu ký sinh, VSV đối kháng, chất kháng sinh,...), và biện pháp hóa học (nhóm bảo vệ cây hoặc nhóm tiêu diệt bệnh).
Nói chung, bệnh hại trong nền nông nghiệp Hàng hóa - Chuyên môn hóa là điều không thể tránh khỏi. Do trên những phạm vi quá rộng lớn mà chỉ thuần một hoặc một số ít loại cây trồng là một thiết kế mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu và thử nghiệm những biện pháp, những mô hình canh tác có tính sinh thái bền vững hơn vẫn là một nhiệm vụ khẩn cấp của Nông nghiệp hiện nay.
(TG Fashion - tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)
visit my site
ReplyDelete먹튀사이트, 먹튀, 먹튀사이트검증