Mục tiêu của mô hình canh tác nông nghiệp kiểu truyền thống là "Tự cấp - Tự túc" - Với diện tích canh tác nhỏ và thường gắn liền với khu nhà ở. Cơ cấu cây trồng đa dạng từ lương thực, rau màu, cây ăn trái, thậm chí cây dược liệu, hay tre - luồng để làm vật liệu xây dựng đơn giản v.v... Trong đó, kỹ thuật canh tác theo kinh nghiệm là chủ yếu, mức đầu tư phân bón (thường là phân chuồng, phân bắc) cũng như kỹ thuật chăm sóc không nhiều nên năng suất và chất lượng hầu như rất khó kiểm soát.
Nền nông nghiệp hóa học là nền nông nghiệp "tôn thờ" các hợp chất hóa học. Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ cỏ hóa học - Áp dụng rộng rãi, đồng loạt trên một diện tích độc canh quy mô lớn. Thời kỳ hoàng kim của nông nghiệp hóa học là ở những giai đoạn cuối của nền nông nghiệp truyền thống - Khi yếu tố đất đai còn phì nhiêu, màu mỡ; sức chống chịu của cây trồng còn mạnh, tỉ lệ bệnh dịch còn ít và phân tán, cũng như các loài sinh vật thiên địch trong thiên nhiên còn phong phú. Các chất hóa học thể hiện tác dụng triệt tiêu bệnh hại và "thổi" cây trồng tăng trưởng "trong nháy mắt" ở vài vụ đầu, nhưng hậu quả ô nhiễm để lại trong môi trường đất, nước, không khí, và các sản phẩm cây trồng (tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng chờ phát tán thành bệnh), cũng như sự suy giảm đa dạng sinh học thì thời gian khắc phục không biết tới bao nhiêu chục năm mới hết.
Đói nghèo bền vững trong nông nghiệp cũng phần lớn do sự lạm dụng các chế phẩm hóa học mà ra. Hiệu quả mỗi vụ một suy giảm mà chi phí đầu vào cho mùa vụ (phân, thuốc) lại ngày càng tăng (tăng lượng phải dùng, tăng giá bán). Chất lượng sản phẩm đầu ra lại kém - mang nhiều yếu tố độc hại cho người sử dụng nên giá bán thấp. Hệ quả là người nông dân vừa bị giảm sút sức khỏe, tăng thêm bệnh tật hiểm nghèo, nợ nần chồng chất - Đường về của bần cùng và đói khổ nông thôn.
Trước tình hình bệnh tật và ngộ độc do các sản phẩm của nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất diễn ra tràn lan trên thế giới, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - sử dụng các loại hóa chất ít độc hại hơn cho con người (nằm trong danh mục được Nhà nước cho phép sử dụng) đúng trường hợp, đúng loại, đúng lúc, đúng lượng, đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly trước khi đem sản phẩm ra tiêu thụ ngoài thị trường đã ra đời - Gọi là mô hình GAP. Mỗi nước, mỗi vùng, đều có hướng đưa ra các tiêu chuẩn GAP khác nhau, bên cạnh tiêu chuẩn Global GAP.
Nội dung của Global GAP bao gồm mười bốn điều khoản, quy định về việc truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, hệ thống hồ sơ lưu trữ để kiểm tra nội bộ, giấy tờ pháp lý về giống cây trồng được sử dụng, lịch sử vùng đất & quá trình quản lý vùng đất, đất và giá thể, hồ sơ về việc sử dụng phân bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thu hoạch, xử lý sản phẩm sau thu hoạch, quản lý - tái sử dụng nguồn chất thải, các vấn đề an toàn sức khỏe - phúc lợi người lao động, các vấn đề môi trường và cơ chế - hồ sơ giải quyết các khiếu nại/khiếu kiện nếu có.
Tuy đã có sự ra đời của các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nhưng phương thức canh tác thâm canh có áp dụng các yếu tố hóa học theo thời gian lâu dài cũng đã khiến cho đất trồng trở nên cằn cỗi, các loại sâu bệnh hại ngày càng khó kiểm soát vì hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc, môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi hóa chất nông nghiệp và các chất màu bị rửa trôi, v.v...Vì vậy, mô hình canh tác nông nghiệp Hữu cơ đã ra đời. Với việc tuyệt đối không sử dụng hóa chất và cả phân người (phân bắc), cùng các chất diệt cỏ, trừ sâu bệnh nguy hại tồn lưu, tích lũy trong đất trồng, cơ thể con người và các loài động vật.
Chọn lọc những kinh nghiệm tốt nhất từ mô hình canh tác truyền thống (ít sử dụng các yếu tố bổ sung từ bên ngoài) và cải tiến chúng bằng những khám phá khoa học hiện đại, tạo ra sự cân bằng giữa hệ thống sinh thái tự nhiên và môi trường canh tác để thực vật, động vật và con người đều có thể sống tốt cùng nhau.
Chọn lọc những kinh nghiệm tốt nhất từ mô hình canh tác truyền thống (ít sử dụng các yếu tố bổ sung từ bên ngoài) và cải tiến chúng bằng những khám phá khoa học hiện đại, tạo ra sự cân bằng giữa hệ thống sinh thái tự nhiên và môi trường canh tác để thực vật, động vật và con người đều có thể sống tốt cùng nhau.
Mô hình Nông - lâm kết hợp được áp dụng tại những nơi có rừng, hoặc đồi núi. Các hình thức thường thấy là xen băng, xen băng cải tiến, lập các hàng rào xanh, đai rừng phòng hộ chắn gió, rừng - đồng cỏ kết hợp, canh tác nông lâm trên đất dốc,...Đặc biệt chú trọng các giải pháp chống xói mòn đất và kỹ thuật làm thước chữ A - Xác định đường đồng mức.
Nông nghiệp công nghệ cao là kiểu mô hình canh tác có sự tham gia và hỗ trợ của máy móc, các thiết bị điều khiển tự động, đồng đều, chính xác; các công trình xây dựng che chắn, tách biệt cây trồng ra khỏi môi trường xung quanh. Nhờ đó mà có thể giảm được phần lớn nhân công lao động và sự "dư thừa" của vật tư nông nghiệp (nước tưới, phân, thuốc,...); giảm được các tác động bất lợi ở cấp độ không quá lớn của môi trường tự nhiên như nắng, gió, mưa, các sinh vật xâm nhập gây bệnh,...
Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu để xây dựng công trình, mua sắm, vận hành, bảo dưỡng các máy móc thiết bị nếu muốn đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn so với đại bộ phận bà con nông dân nước ta, nên công nghệ cao hiện nay phần lớn chỉ là cuộc chơi của những cá nhân/tổ chức có nguồn vốn lớn.
Thêm vào đó, do sự hạn chế về tầm ảnh hưởng của công nghệ, nên các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu là các loại rau trái, hoa màu có kích thước nhỏ, nên hình thức canh tác công nghệ cao không những không có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều năng lượng điện để vận hành máy móc, cùng nguồn rác thải khó phân hủy từ các thiết bị không còn sử dụng bị nông nghiệp công nghệ cao xả ra môi trường.
Nông nghiệp công nghệ cao là kiểu mô hình canh tác có sự tham gia và hỗ trợ của máy móc, các thiết bị điều khiển tự động, đồng đều, chính xác; các công trình xây dựng che chắn, tách biệt cây trồng ra khỏi môi trường xung quanh. Nhờ đó mà có thể giảm được phần lớn nhân công lao động và sự "dư thừa" của vật tư nông nghiệp (nước tưới, phân, thuốc,...); giảm được các tác động bất lợi ở cấp độ không quá lớn của môi trường tự nhiên như nắng, gió, mưa, các sinh vật xâm nhập gây bệnh,...
Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu để xây dựng công trình, mua sắm, vận hành, bảo dưỡng các máy móc thiết bị nếu muốn đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn so với đại bộ phận bà con nông dân nước ta, nên công nghệ cao hiện nay phần lớn chỉ là cuộc chơi của những cá nhân/tổ chức có nguồn vốn lớn.
Thêm vào đó, do sự hạn chế về tầm ảnh hưởng của công nghệ, nên các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu là các loại rau trái, hoa màu có kích thước nhỏ, nên hình thức canh tác công nghệ cao không những không có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều năng lượng điện để vận hành máy móc, cùng nguồn rác thải khó phân hủy từ các thiết bị không còn sử dụng bị nông nghiệp công nghệ cao xả ra môi trường.
Do môi trường Trái đất đang ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, nên hướng nghiên cứu được quan tâm nhất hiện nay là xây dựng các mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái (nông nghiệp tự nhiên) với nguyên tắc là tạo nên một chu kỳ - một vòng tuần hoàn khép kín về vật chất và năng lượng trong không gian canh tác - Gần như tuyệt đối không bổ sung thêm các yếu tố (phân, thuốc - cả hóa học lẫn hữu cơ) từ bên ngoài vào hệ thống - Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào và các rác thải đầu ra một cách "cùng cực"! - Vừa hiệu quả Kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.
Các tầng không gian đều được tận dụng triệt để (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây trung tính), các tầng đất đều được tận dụng (cây rễ chùm, cây rễ cọc), các yếu tố đầu ra của đối tượng này là yếu tố đầu vào của đối tượng khác (phân vật nuôi là chất dinh dưỡng cho cây trồng, lá - hoa - trái của cây trồng là thức ăn cho con người và vật nuôi, v.v...) Tất cả các yếu tố tồn tại trong hệ thống đều có một vị trí thích hợp với một vai trò thích hợp - Nương nhau cùng tồn tại và phát triển một cách hài hòa, bền vững.
Các tầng không gian đều được tận dụng triệt để (cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây trung tính), các tầng đất đều được tận dụng (cây rễ chùm, cây rễ cọc), các yếu tố đầu ra của đối tượng này là yếu tố đầu vào của đối tượng khác (phân vật nuôi là chất dinh dưỡng cho cây trồng, lá - hoa - trái của cây trồng là thức ăn cho con người và vật nuôi, v.v...) Tất cả các yếu tố tồn tại trong hệ thống đều có một vị trí thích hợp với một vai trò thích hợp - Nương nhau cùng tồn tại và phát triển một cách hài hòa, bền vững.
Người được biết đến sớm nhất trong xu hướng canh tác nông nghiệp tự nhiên này là Masanobu Fukuoka, phương pháp canh tác nông nghiệp của ông đã được chứng minh hiệu quả vượt hơn nhiều về cả chất lượng và năng suất mùa vụ, cũng như sự bền vững, khỏe mạnh của hệ sinh thái đất - nước - cây trồng - môi trường không khí tại khu vực canh tác so với các phương pháp sản xuất Nông nghiệp hiện đại có sử dụng đầy đủ phân thuốc từ hóa học cho tới hữu cơ.
Nhưng phương pháp canh tác Nông nghiệp tự nhiên của ông lại không được phổ biến rộng rãi và luôn gặp phải sự chống đối ở nhiều quốc gia do nó đe dọa tới nguồn thu nhập của những ông lớn sản xuất phân bón và hóa chất nông nghiệp.
Hãy tìm đọc các tác phẩm "Cuộc cách mạng một cọng rơm" và "Gieo mầm trên sa mạc" của ông để có cho mình những hướng suy nghĩ mới về việc tổ chức mô hình canh tác nông nghiệp bền vững - Vừa sản xuất, vừa bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học cho các thế hệ mai sau.
Nghề nghiệp có trở nên cao quý hay không là ở động cơ của người lao động. Xin chúc tất cả các bạn và các em mỗi ngày một thêm yêu, thêm quý ngành học của mình và tìm được niềm vui, hạnh phúc từ mỗi công việc mình làm.
0 comments:
Post a Comment