300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Monday, February 25, 2019

Kinh tế học


Giống như nền móng của một tòa nhà lớn, các kiến thức căn bản trong Kinh tế học là một trong những khái niệm mở đầu quan trọng để ta bước vào khai phá khối kiến thức kinh tế đồ sộ. Ngày nay, cả thế giới liên hệ gắn bó với nhau qua kinh tế, các đất nước ganh đua nhau bằng các chỉ số kinh tế, nhà nhà - người người đọ nhau - đánh giá nhau bằng "tiềm lực" kinh tế. 

Là sinh viên Nông học hay sinh viên của bất cứ chuyên ngành Kỹ thuật nào - Dù tự đứng ra kinh doanh theo ngành học của mình hay tìm kiếm một công việc làm thuê thì đều phải tham gia vào nền Kinh tế. Nên ít nhất ta cần nắm được các kiến thức kinh tế cơ bản - tổng quát để có thể định vị được bản thân và có đường hướng phát triển sự nghiệp một cách chủ động - Sáng suốt. 
1. Kinh tế học

Những nhu cầu, ước muốn của mỗi con người tập hợp thành những nhu cầu và ước muốn của toàn bộ xã hội. Trong mối tương quan vô cùng chênh lệch, giữa ước muốn và nguồn lực thực tế (nhu cầu của con người là vô hạn, nguồn lực của Địa cầu là hữu hạn), nên mỗi khi lựa chọn sản xuất một sản phẩm là ta đã tiêu tốn một phần trong số các nguồn lực hữu hạn đó - Đồng nghĩa với việc không còn cơ hội để sản xuất ra các sản phẩm khác (Chi phí cơ hội). Vậy lựa chọn Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Để cung cấp cho ai? thì mới "Có lời"? - Đây cũng chính là ba vấn đề căn bản của xã hội mà Kinh tế học phải tìm cách trả lời thỏa đáng để "Có lời" hoặc Có lời thật nhiều! (Hiệu quả kinh tế)
Căn cứ theo phương thức giải quyết ba vấn đề căn bản của xã hội (nêu trên), trong lịch sử Kinh tế học có ba kiểu hệ thống kinh tế là Kinh tế chỉ huy (Kế hoạch hóa tập trung dưới sự quyết định của nhà nước); Kinh tế thị trường tự do (Các lực lượng thị trường chi phối - Bàn tay vô hình) và Kinh tế hỗn hợp (Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước)

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu các hành vi kinh tế, thông qua các phép phân tích thực chứng (Dùng số liệu thực tế) hoặc chuẩn tắc (Dùng ý kiến mang giá trị cá nhân), cùng công cụ là  các mô hình/lý thuyết kinh tế được xây dựng thông qua một chuỗi suy luận giả định trên nền tảng của việc đơn giản hóa các yếu tố trong thực tế.

Kinh tế Vỹ mô như bức tranh phác thảo của cả một khu rừng (quốc gia, thế giới) và kinh tế Vi mô như một bức hình mô tả chi tiết về một cái cây (cá nhân, doanh nghiệp) là hai cánh tay phải trái của Kinh tế học mà ta sẽ tìm hiểu trong các bài tiếp theo.

2. Thị trường 

Thị trường và nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa giữa người mua (Cầu) và người bán (Cung). 

Cầu được thể hiện ở hai yếu tố là Khối lượng mua (Mong muốn có) và Khả năng mua (Mức sẵn sàng chi trả) cho một loại hàng hóa - Tại một mức giá xác định - Trong một thời điểm xác định. 

Cung được thể hiện thông qua Khối lượng có và Mức sẵn sàng cung ứng về một loại hàng hóa của người bán tại một mức giá xác định - Trong một thời điểm xác định.

Biểu cầu/Biểu cung - Hàm số cầu/Hàm số cung là các công cụ biểu diễn Cung - Cầu trong nghiên cứu Kinh tế học. Đường cầu có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá cả, còn đường cung tỷ lệ thuận với giá cả nên xu hướng Cung - Cầu luôn ngược chiều nhau - Điểm giao cắt giữa đường cung và đường cầu là điểm xác định mức giá và sản lượng tối ưu được cả người mua và người bán chấp thuận - Cân bằng Cầu - Cung được thiết lập. 

Số lượng người mua, sở thích - thái độ, giá cả kỳ vọng, mức thu nhập, hàng hóa bổ sung/thay thế,...là các yếu tố dẫn tới dịch Cầu (Sự chuyển dịch của Cầu thị trường). Trình độ công nghệ, giá cả của các yếu tố đầu vào/các hàng hóa liên quan (Cạnh tranh đầu vào và hàng hóa phái sinh/ăn theo), giá bán kỳ vọng, chính sách của Nhà nước,...là các yếu tố làm dịch Cung. Trong thực tế, các quá trình chuyển dịch Cung - Cầu luôn diễn ra đồng thời với tính chất hết sức phức tạp - Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro. 
Căn cứ theo nội dung hàng hóa trao đổi chúng ta có hai loại thị trường là thị trường Đầu ra (Hàng hóa tiêu dùng) (như thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em,...) và thị trường Đầu vào (Yếu tố sản xuất) (Như vốn hiện vật - máy móc, nhà xưởng,...; đất đai; lao động,...). Căn cứ theo cấu trúc thị trường (số lượng và mối quan hệ tương tác giữa người Mua và người Bán), chúng ta có thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Độc quyền thuần túy, độc quyền nhóm và thị trường có tính chất độc quyền). Theo không gian kinh tế (Thường gắn với nội dung hàng hóa trao đổi), chúng ta có thị trường Thế giới, Khu vực, Quốc gia, vùng miền - địa phương.


3. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là mục tiêu hướng tới để phục vụ nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế của các nhà sản xuất kinh doanh. Hàng hóa được sản xuất ra phải hợp sở thích và vừa túi tiền của đối tượng khách hàng mục tiêu thì mới có khả năng đem lại được lợi nhuận cao nhất.
Kinh tế học nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng trên hai phương diện - Một là vai trò của sở thích trong hoạt động mua sắm, và Hai là sự biến đổi của sở thích sẽ gây ra hệ quả gì. Các giả định được đưa ra là tính trật tự của sở thích (thích hơn > Thích > Thích kém); tính bắc cầu (nhất quán); người tiêu dùng thích nhiều hơn ít và người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng. Ngân sách là yếu tố ràng buộc việc lựa chọn hàng hóa của đa số người tiêu dùng. 

Kết luận: Khối lượng mua được quyết định bởi Giá - Sở thích và Thu nhập (Lý thuyết người tiêu dùng)

3. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có chức năng là tổ chức và sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả để sản xuất ra các sản phẩm đầu ra thích hợp (Có hiệu quả kinh tế cao). 

Ba vấn về căn bản của một Doanh nghiệp là Chi phí, Lợi nhuận và Hành vi cung ứng.
Chi phí được phân làm ba loại, là chi phí kế toán, chi phí kinh tế (có tính đến chi phí cơ hội) - với các thước đo là tổng chi phí, chi phí bình quân, chi phí biên và các chi phí ngắn hạn (Cố định, biến đổi, cố định bình quân), chi phí dài hạn, chi phí quy mô (lợi thế/bất lợi thế về quy mô và đường hiệu suất không đổi/Quy mô). Cuối cùng, các yếu tố quyết định hành vi cung ứng của doanh nghiệp là tổng doanh thu, doanh thu biên và lợi nhuận. 

4. Nhà nước

Hệ quả tất yếu của nền kinh tế tự do là sự tích tụ tư bản - Nghĩa là người có tiền sẽ ngày càng tích lũy được nhiều tiền và người ít tiền sẽ ngày càng ít tiền và phải sống phụ thuộc vào các cơ sở kinh doanh của người nhiều tiền. Đó chính là mặt trái của sự phát triển kinh tế năng động - Các khuyết tật của thị trường (nơi hàng hóa và tiền tệ là các yếu tố quyết định). Các khuyết tật của thị trường bao gồm: sự tồn tại độc quyền, ngoại ứng tích cực/tiêu cực, sự thiếu hụt thông tin, bất công trong phân phối thu nhập, mất ổn định kinh tế vỹ mô (chu kỳ suy thoái của nền kinh tế)

Với các công cụ luật pháp, thuế khóa và các chính sách kinh tế vỹ mô khác (như tiền tệ, lương cơ bản, giá sàn/trần, xuất nhập khẩu,...) - Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu đem lại sự công bằng, hiệu quả và ổn định cho nền kinh tế như một ông trọng tài - Để các hoạt động kinh tế dù được phát triển tự do nhưng vẫn không tăng trưởng quá mức (mất kiểm soát) rồi bùng nổ và tự tiêu diệt chính mình. 

(TG Fashion - www.tgfashionstyle.com - Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment