300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Monday, February 25, 2019

Kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô chuyên nghiên cứu về hành vi riêng biệt cũng như sự tương tác giữa các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, doanh nghiệp) - Với mục đích phân tích, giải thích các hiện tượng trên thị trường nhằm có phương án phản ứng và lựa chọn tiêu dùng, sản xuất - kinh doanh cho phù hợp, có hiệu quả.
Cũng như đã trình bày trong phần Kinh tế học, các vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp vẫn là lựa chọn Sản xuất cái gì? (Nội dung, thiết kế sản phẩm, số lượng, chất lượng, thời điểm tiến hành sản xuất), Sản xuất như thế nào? (Ai sản xuất, chọn tài nguyên nào/công nghệ nào và dùng phương pháp nào để sản xuất?) và Sản xuất cho ai? (Người mua/người trực tiếp sử dụng/người thụ hưởng). 

Mục tiêu của sự lựa chọn là thu được lợi ích tối đa từ những nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp mình. Trong quá trình lựa chọn, ta phải cân nhắc các tác động của quy luật khan hiếm (nguồn lực có hạn - nhu cầu vô hạn), lợi suất giảm dần và chi phí cơ hội ngày càng tăng. Lý thuyết gợi ý cho sự lựa chọn là chi phí cơ hội và tính khả thi - Những sự lựa chọn này chịu sự chi phối mạnh mẽ của mô hình kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động (Kế hoạch hóa tập trung/ thị trường/ hỗn hợp). 
Căn cứ theo nhu cầu của thị trường và xã hội, doanh nghiệp phát hiện ra những nhu cầu còn chưa được thỏa mãn để phục vụ (nhằm thu lợi nhuận) thông qua việc sản xuất các loại hàng hóa/dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó. Doanh nghiệp sản xuất nghiên cứu nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sau đó chuẩn bị các yếu tố đầu vào - phối hợp các nguồn lực để tiến hành sản xuất và tổ chức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ để thu về lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại - dịch vụ thì nghiên cứu thị trường để quyết định các loại sản phẩm cùng với số lượng tương ứng cần mua (để bán lại cho người tiêu dùng). Sau đó, tổ chức mua về - bao gói - chế biến, bảo quản rồi bán ra để thu hồi vốn (chuẩn bị cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo) cùng lợi nhuận. Trong mối quan hệ  này, doanh nghiệp ở phía cung - người tiêu dùng ở phía cầu - Các vấn đề Cung - cầu và điểm cân bằng Cung - cầu là những điều cần liên tục quan sát, phân tích và "đi trước" để kinh doanh được thành công. 
Việc phân loại doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật; theo cấp quản lý, theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất kinh doanh hoặc trình độ kỹ thuật - công nghệ. Các loại chi phí cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh là tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí bình quân, chi phí cận biên (các loại chi phí ngắn hạn) và chi phí dài hạn như hiệu suất quy mô - Giảm tương đối các chi phí cố định, tăng tính chuyên môn hóa và tận dụng tối đa lợi thế của máy móc, thiết bị,...Hai loại lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh tế là lợi nhuận bình quân lợi nhuận siêu ngạch - Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quy mô sản xuất hàng hóa/dịch vụ; giá cả/chất lượng đầu vào và giá bán ra cho khách hàng.
Trong cuộc đua kinh tế, các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh trong thị trường hàng hóa - khi mang sản phẩm tới tay khách hàng mà còn phải chạy đua quyết liệt trong thị trường các yếu tố sản xuất, từ lao động, vốn tới đất đai,...Các vấn đề trong Cung lao động là áp lực tâm lý xã hội, áp lực kinh tế, phân bổ thời gian nghỉ ngơi - lao động, tiền công tối thiểu và các yếu tố cân bằng. Cầu lao động là số lao động mà doanh nghiệp mong muốn thuê và có khả năng thuê - tương ứng với mỗi mức tiền công tại một thời điểm xác định. Cầu lao động bị chi phối bởi cầu hàng hóa/dịch vụ và giá cả của lao động. Các loại vốn trong sản xuất kinh doanh là vốn hiện vật (tài sản cố định, tài sản dự trữ), vốn tài chính, các loại tài sản vô hình (thương hiệu, uy tín, mối quan hệ, v.v...). Đất đai là một loại tài sản đặc biệt với nguồn cung cố định trong dài hạn và lượng cầu luôn có xu hướng gia tăng. Do đó, các hoạt động sản xuất liên quan tới đất đai hay chỉ là cần mặt bằng để giao dịch đều phải cân nhắc tới vấn đề này. 

Và cũng như bất cứ cuộc chạy đua nào, cạnh tranh trong kinh doanh cũng luôn có người thắng, kẻ thua. Nếu một tổ chức kinh tế nào đó đạt được quy mô tối ưu, sở hữu các bằng phát minh sáng chế có giá trị kinh tế cao và độc quyền được nguồn nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ dẫn tới hiện tượng Độc quyền bán - Tương ứng đó là hiện tượng Độc quyền mua với khả năng định giá bằng sức mạnh thị trường. Cuộc đua cạnh tranh cứ vậy tiếp diễn trong suốt chiều dài lịch sự và kết quả là ngày nay, ở những nước có nền kinh tế cạnh tranh gần như tự do hoàn toàn thì tỉ lệ phân phối tài sản bất bình đẳng 80/20 của Pareto đã tiến đến 99/1 - 99 % dân số nắm 1% tài sản và 1% dân số nắm 99% tài sản. 

Nếu cứ tiếp diễn sự sai biệt về phân phối vật chất như vậy thì sẽ làm đời sống của tuyệt đại đa số con người không thể tồn tại. Và nếu đại đa số này không tồn tại thì xã hội và cả nền kinh tế cũng tiêu vong - Bởi bất cứ xã hội nào, bất cứ nền kinh tế nào cũng đã và đang vận hành trên đôi chân và khối óc của những con người thuộc phần tuyệt đại đa số đó. Và Nhà nước đã ra đời với chức năng ngăn cản sự tiêu vong đó của xã hội. 
Trong khi nền kinh tế tự do phân bổ tài sản một cách bất bình đẳng theo khu vực, thu nhập, giới tính và chủng tộc, thì Nhà nước - với những chức năng, công cụ và quyền hạn theo pháp luật được số đông quần chúng công nhận sẽ cân bằng lại sự phân chia bất bình đẳng quá mức bằng trợ cấp, các khoản thừa kế và phúc lợi khác - Tạo điều kiện đảm bảo, nâng cao đời sống ít nhất là ở mức tối thiểu cho số đông - Đi ngược lại sự phân chia tài sản khắc nghiệt - lạnh lùng theo năng lực kinh tế của nền kinh tế tự do. Nhờ đó mà đảm bảo được sức sản xuất lâu dài cho xã hội, cho nền kinh tế. 
Mục tiêu của kinh tế vi mô là tối đa hóa lợi ích cục bộ, còn mục tiêu tối hậu của kinh tế vỹ mô - của Nhà nước là tối đa hóa lợi ích của toàn bộ xã hội - của toàn bộ nền kinh tế - Không những cần hiệu quả ở hiện tại mà quan trọng hơn là còn phải bền vững trong tương lai. Trong nội dung của Kinh tế vỹ mô, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nền kinh tế dưới góc nhìn bao quát, rộng lớn thay vì những tính toán chi ly, ngóc ngách của kinh tế vi mô. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn và các em trong bài viết tiếp theo :)

(TG Fashion - www.tgfashionstyle.com - Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment