Tâm lý là các hiện tượng tinh thần được hình thành trong tâm thức cá nhân/cộng đồng/xã hội khi tiếp xúc với ngoại cảnh. Tâm lý xã hội là tâm lý chung của một đám đông và có sự khác biệt rất lớn so với tâm lý riêng biệt của mỗi cá nhân (mặc dù giữa hai loại tâm lý này luôn có sự tương tác và ảnh hưởng qua lại).
Từ những hoạt động giao tiếp, tương tác hàng ngày phục vụ nhu cầu xã hội, tâm thế, niềm tin, v.v... (quá trình xã hội hóa cá nhân) - Các thành viên trong xã hội đã cùng nhau hình thành nên những nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi mang nét đặc trưng chung cho tất cả mọi người.
Một số loại tâm lý xã hội gần gũi trong đời sống là Tâm lý học dân tộc - Hình thành từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong suốt chiều dài lịch sử chung của một cộng đồng người; Tâm lý học lãnh đạo/quản lý - Được hình thành từ hệ thống quản lý của mỗi tổ chức, đặc điểm nhân sự/hoạt động vận hành; Tâm lý học sản xuất kinh doanh được hình thành để phục vụ nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng bằng nghệ thuật thiết kế sản phẩm/marketing/bán hàng/v.v...từ đó thúc đẩy sản lượng sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung ứng được cho thị trường; và nhiều loại tâm lý học xã hội của các nhóm/tổ chức/cộng đồng khác (y tế, giáo dục, tôn giáo,...).
Qua đây có thể thấy, tâm lý xã hội có rất nhiều ứng dụng trong đời sống con người - Là một lĩnh vực quan trọng cần phải biết để hòa nhập thuận lợi vào xã hội.
1. Các hiện tượng tâm lý xã hội
Trong quá trình tiếp xúc với ngoại cảnh, mỗi cá nhân/kiểu người trong xã hội bằng mục đích, kinh nghiệm, nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh, bối cảnh riêng biệt của mình để hình thành nên những nhận biết về xã hội trong tâm thức của mình (các tri giác xã hội). Với các đối tượng đã quen, tri giác xã hội (*) phụ thuộc nhiều vào thông tin được tiếp nhận sau cùng, còn với các đối tượng lạ, ấn tượng ban đầu là yếu tố quyết định. Như khi lần đầu tiếp xúc với một con người, chúng ta (với những kinh nghiệm, bối cảnh, động cơ riêng của mình) sẽ vô thức hình thành ngay những tri giác ban đầu về người đó thông qua diện mạo, lời nói, cử chỉ/tác phong, ánh mắt, nụ cười, v.v..
Quá trình sử dụng những giá trị ổn định trong kinh nghiệm của bản thân để suy diễn, giải thích, nhận định về một đối tượng gọi là Quy gán xã hội (*). Do thế giới bên ngoài thì rộng lớn, kinh nghiệm riêng có của cá nhân thì quá sức nhỏ bé nên về nguyên tắc, sự mọi sự quy gán đều mang tính "Ngây thơ" - Không đúng với sự thật. Công cụ quy gán thường là phương pháp suy diễn tương ứng hoặc nhân quả.
Định kiến xã hội (*) là những ý kiến riêng - đã sẵn có và khó thay đổi (trong lời nói/hành vi/nhận thức) của mỗi cá nhân/chủng tộc/giới tính/tôn giáo/giai cấp/...về một đối tượng xã hội. Một định kiến xã hội được hình thành từ nhiều yếu tố khác biệt sâu sắc trong cạnh tranh lợi ích (tiện nghi, cơ hội, giá trị được thừa nhận,...); bất bình đẳng xã hội, quá trình xã hội hóa, khác biệt khuôn mẫu trong nhận thức, sai biệt trong biểu tượng xã hội, điều kiện giáo dục hoặc cấu trúc hình thành hệ thần kinh,...
Những định kiến cực đoan - khắc sâu mâu thuẫn và sự khác biệt rất dễ hình thành các hành vi phân biệt đối xử giữa những nhóm người khác nhau trong xã hội. Vì vậy, ta cần cố gắng hết sức để thay đổi những định kiến xấu mang tính cực đoan bằng mọi phương pháp như ngăn chặn ngay từ đầu quá trình hình thành định kiến, kiên nhẫn thực hiện các tiến trình trị liệu tâm lý cho các cá nhân/nhóm có tư tưởng cực đoan để họ dần tự nguyện thay đổi quan điểm và từ bỏ việc thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Bắt buộc hay cưỡng chế chỉ là hình thức cuối cùng buộc phải áp dụng khi những sự tiếp xúc - chia sẻ để mọi người cùng tương trợ/nâng đỡ lẫn nhau, thống nhất chính thức về các mục tiêu chung không đạt được kết quả.
Những định kiến cực đoan - khắc sâu mâu thuẫn và sự khác biệt rất dễ hình thành các hành vi phân biệt đối xử giữa những nhóm người khác nhau trong xã hội. Vì vậy, ta cần cố gắng hết sức để thay đổi những định kiến xấu mang tính cực đoan bằng mọi phương pháp như ngăn chặn ngay từ đầu quá trình hình thành định kiến, kiên nhẫn thực hiện các tiến trình trị liệu tâm lý cho các cá nhân/nhóm có tư tưởng cực đoan để họ dần tự nguyện thay đổi quan điểm và từ bỏ việc thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Bắt buộc hay cưỡng chế chỉ là hình thức cuối cùng buộc phải áp dụng khi những sự tiếp xúc - chia sẻ để mọi người cùng tương trợ/nâng đỡ lẫn nhau, thống nhất chính thức về các mục tiêu chung không đạt được kết quả.
Ảnh hưởng xã hội (*) là hiện tượng một cá nhân/nhóm xã hội có khả năng làm thay đổi hành vi của những cá nhân khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự thuận lợi/lười biếng xã hội là yếu tố quyết định ảnh hưởng đó được lan tỏa mạnh hay yếu. Cơ chế tâm lý khi tiếp nhận một ảnh hưởng xã hội có thể là bắt chước, lây lan, ám thị, thỏa hiệp, đồng nhất hóa hay a dua.
Liên hệ xã hội (*) thể hiện khả năng chung sống với cộng đồng của mỗi cá nhân để tạo thành xã hội (biểu hiện cho sự tham dự vào xã hội của mỗi cá nhân). Cơ sở hình thành nên các liên hệ xã hội là những gắn bó suốt từ thời thơ ấu, các yếu tố xã hội hóa về nhu cầu/điều kiện gia nhập, cách thức kiểm soát, tâm lý/tình cảm, v.v...Trong một liên hệ xã hội tốt, các cá nhân có sự gần gũi, gắn bó, tương đồng về nhiều mặt và hòa hợp, nâng đỡ lẫn nhau, khác với sự hời hợt, rời rạc, mờ nhạt của một mối liên hệ không có chất lượng hoặc giữa những người không có sự liên hệ với nhau.
Thái độ xã hội (*) là một trạng thái đồng nhất về nhận thức, tình cảm, ý chí của một nhóm người. Từ tâm thế đó, các nhóm và thành viên nhóm tự xác định cho mình một vị trí riêng biệt trong xã hội để thỏa mãn những nhu cầu sống, yêu cầu tiếp nhận thông tin, giao tiếp và kiểm soát hành vi lẫn nhau trong nhóm - Cũng như xác lập thái độ để đánh giá hành vi của những cá nhân khác/những nhóm xã hội khác.
Tin đồn hay Dư luận xã hội là một yếu tố đáng sợ/đáng quý trong một xã hội tùy thuộc vào khả năng sử dụng tin đồn của mỗi cá nhân/tổ chức. Bản chất của tin đồn là sự phán đoán, đánh giá có kèm theo yếu tố cảm xúc của cá nhân này/nhóm xã hội này trước những sự kiện hoặc hiện tượng của các cá nhân khác/các nhóm khác. Đặc điểm tâm lý xã hội/mức độ chuẩn bị/trạng thái cảm xúc của đám đông và số lượng cùng chất lượng thông tin truyền đạt sẽ quyết định tới sự lớn mạnh hay yếu ớt của một dư luận. Với xã hội phương Đông, nơi quan điểm của cộng đồng có khả năng tác động lớn tới hành vi của một cá nhân thì tin đồn/dư luận xã hội có chức năng đánh giá, giám sát, giáo dục, tư vấn, phân biệt và giải tỏa tâm lý rất hiệu quả.
2. Tâm lý nhóm nhỏ
Xã hội là một tập hợp lớn các cá nhân, trong khi mỗi cá nhân phần lớn chỉ có khả năng đáp ứng (tham gia/tương tác thường xuyên) trong những phạm vi nhỏ/số lượng thành viên hạn chế (thường tối đa khoảng 30 - 40 người). Vì vậy, xã hội nào cũng do nhiều nhóm nhỏ cấu thành. Những lý thuyết về tâm lý nhóm nhỏ là những hiểu biết thiết thực cho mỗi chúng ta trong cuộc sống thường ngày.
Từ những đặc điểm tâm lý cá nhân (nhận thức/hiểu biết, hệ nhu cầu/động cơ cá nhân, các quy tắc chuẩn mực và năng lực hành động.) mỗi người luôn có xu hướng tìm kiếm một vị trí trong xã hội/một nhóm nhỏ có những điểm tương đồng về nhận thức/tri thức, ý nghĩ/lời nói/hành vi ứng xử, tình cảm/cảm xúc/trang phục/phong cách/thái độ của mình để gia nhập.
Trong xã hội tồn tại rất nhiều loại nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm chính thức thì có kỷ luật/nội quy chặt chẽ, còn nhóm không chính thức thì tự phát, chủ yếu dựa vào tình cảm, không có sự phân vai/vị trí rõ ràng. Nhóm bắt buộc không phụ thuộc vào nguyện vọng cá nhân/gia đình/chủng tộc/...., nhóm tự do thì gia nhập tùy theo nguyện vọng cá nhân. Nhóm mở thì cho phép gia nhập dễ dàng, mục đích hoạt động trong sáng - Nhóm đóng thì đặt điều kiện ra nhập cụ thể và thường có mục đích hoạt động không đơn giản. Nhóm thành viên thì có biên chế chính thức trong khi nhóm hội viên thì không có cơ chế này, v.v...Để nghiên cứu về nhóm, ta phải tiến hành quan sát đầy đủ các đặc điểm về động thái, chuẩn mực, áp lực, cấu trúc, hoạt động truyền thông trong nhóm và đặc điểm lãnh đạo (quá trình ra quyết định) của nhóm.
Khi một nhóm phát triển lên tới đỉnh cao (các cá nhân trong nhóm như hòa làm một khối thống nhất) thì khái niệm Tập thể được hình thành. Trong một tập thể, các thành viên có mối liên kết bền vững với nhau trong một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh cả bên ngoài và bên trong - Có cơ quan/bộ phận quản lý riêng - Cùng hướng tới những mục tiêu/nhiệm vụ hoạt động phù hợp với giá trị và lợi ích chung của xã hội.
Với đặc trưng là sự thích nghi lẫn nhau, tình đoàn kết, thiện chí giải quyết va chạm/xung đột, tâm lý bắt chước/lây lan, ảnh hưởng cảm xúc/tâm lý/tâm trạng/quan niệm lẫn nhau giữa các thành viên - Các tập thể và các nhóm nhỏ là động lực nâng cao năng suất lao động, giáo dục phẩm chất và phân công lao động hợp lý cho toàn xã hội.
0 comments:
Post a Comment