300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Thursday, March 28, 2019

Thế giới cây trồng



I. Cây lương thực
Lúa nước, ngô (bắp), khoai tây, lúa mì, sắn, khoai lang, cao lương (lúa miến), kê, đại mạch.

II. Cây rau
1. Họ nấm
Nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm mèo, nấm sò,...
2. Họ hòa thảo
Ngô bao tử, măng tre, măng mai, sả,...
3. Họ hành tỏi
Hành tây, hành ta, tỏi ta, tỏi tây, hành tăm, hành lá, hẹ, kiệu, hành hoa, măng tây,...
4. Họ khoai/ráy
Khoai môn, khoai sọ, môn ngọt (bạc hà), khoai ngọt, khoai từ,...
5. Họ gừng
Gừng, nghệ,...
6. Họ thập tự
Cải bắp, cải xoăn, cải thìa, cải bẹ trắng, cải canh, súp lơ, cải xoong, cải củ, cải làn, su hào,...
7. Họ cà
Cà chua, cà tím, cà pháo, cà mỡ, cà bát, ớt cay, ớt ngọt, ớt sừng trâu,...
8. Họ bầu bí
Su su, dưa leo, dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa lưới, bí đỏ, bí đao, bầu, các loại mướp (mướp đắng, mướp hương, mướp khía, v.v...)
9. Họ đậu
Đậu cove, đậu trạch, đậu hà lan, đậu đũa, củ đậu, đậu tương rau, đậu ván, đậu ngự, đậu rồng, đậu triều, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,...
10. Họ hoa tán
Cần tây, cần ta, ngò thơm, mùi tây, cà rốt, thìa là,...
11. Họ cúc
Xà lách xoong, xà lách cuốn, rau diếp, cải cúc (tần ô), atiso,...
12. Họ bìm bìm
Rau muống, rau ngổ, rau khoai lang,...
13. Họ rau muối
Cải chân vịt (rau mâm xôi), lá củ cải đường,...
14. Họ rau dền
Dền cơm, dền gai,...
15. Họ mồng tơi
Mồng tơi tím, mồng tơi xanh,...
16. Họ hoa môi
Húng quế, húng cay, húng lủi, tía tô, kinh giới,...

III. Cây ăn quả/trái 
Nhãn, vải, mãng cầu (ta/xiêm), hồng, sầu riêng, dưa hấu, chôm chôm, đu đủ, bơ, nho, mận (roi), mơ, mít, thanh long, măng cụt, ổi, khế, sake, sơ ri, vú sữa, sung, vả, dưa lê, dưa gang tây, hồng quân, bồ quân, lekima, cóc, bòn bon, nhót, dâu da, chùm ruột, dẻ, óc chó, chùm bao, chanh dây, lựu, sơn trà, cam, quýt, bưởi, chanh, tắc/quất, thanh yên, chuối, táo, xoài, đào, dứa, dâu tây, bơ, hạnh đào. 


IV. Cây công nghiệp
1. Ngắn ngày
Lạc (đậu phộng), cói, đậu tương, mè (vừng), đậu xanh, mía, dứa, bông vải, gai xanh, thuốc lá, gấc,...
2. Dài ngày
Hồ tiêu, cà phê, cao su, chè, ca cao, dừa, điều,...


V. Hoa - Cây cảnh
1. Hoa cảnh
Đào, mai, mẫu đơn, hải đường, thủy tiên, lay - ơn, trạng nguyên, hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền, đỗ quyên, hoa bỏng, cát tường, thược dược, hoa sen, hoa lan, hoa ly, hướng dương, trà mi, xương rồng, hoa trà, phong lữ,...


2. Cây leo giàn
Thường xuân, chanh leo, tầm xuân, hoa giấy, thiên lý, ty gôn, huỳnh anh, cát đằng, hoa sao, tóc tiên leo, trầu không, đậu biếc, râu rồng, mành mành,...
3. Cây trồng thành thảm
Cỏ nhung nhật, cỏ lá tre, đậu phộng dại, mắt nai, ngũ sắc, dạ thảo, lá gấm, tai tượng, dứa mỹ, chuỗi ngọc, cẩm tú mai, dương xỷ, diệu/kỷ đỏ, bạch trinh,...
4. Cây trang trí nội thất
Lưỡi mèo, lưỡi hổ, phát lộc, trúc nhật, kim tiền, trúc mây, tiểu hồng môn, ngọc bích, kim ngân lượng, bạch mã, lan ý, đại lan,...


5. Cây trồng bụi
Cọ lá xẻ, cau vua, cọ gai, trúc quân tử, trúc đùi gà, cọ dầu, cau trắng, tre gai, thiên tuế, vạn tuế, cau khóm, trúc sào, chuối rẻ quạt, cau vầu đắng, tre ngà, ngũ sắc, đinh lăng, tổ chim, tiểu hồng môn, phát lộc, quất, mai chiếu thủy, huyết dụ, hoa ngâu, tường vi, thạch thảo, thông thiên, phất dụ, sa nhân, thiết mộc lan, nghệ đen, thường xuân, lô hội,...
6. Hoa công trình
Xác pháo, chuối huệ đỏ, cúc bạch nhật, mai chỉ thiên, mẫu đơn, chuối tràng pháo, mai hoàng yến, thạch thảo, cúc mặt trời, hỏa châu, mai địa thảo, ngọc nữ, cẩm tú mai, cẩm tú cầu, dạ yên thảo, cẩm chướng, dừa cạn, thiên điểu, đậu biếc, râm bụt,...
7. Cây công trình
Xoài, sấu, bưởi, lộc vừng, mít, bằng lăng, cau vua, sung, vả, phượng, xà cừ, cọ, vú sữa, vối, khế, dâu da, đa, nhãn, bách xanh, chiêu liêu, bàng đài loan, long não, hoa sữa, giáng thủy, hoàng lan, móng bò, sưa trắng, lim xẹt, mộc, vàng anh, osaka hoa đỏ, hoa đại (sứ), sala (vô ưu), sao đen, muồng kim phượng,...


VI. Cây dược liệu (Phân loại theo công năng & Loại bệnh tật trị được)
(TG Fashion - www.tgfashionstyle.com - Hân hạnh tài trợ!)


Tuesday, March 26, 2019

Hôn nhân và Gia đình


Hôn nhân là ngưỡng cửa chuyển giao giữa tình yêu đôi lứa và các mối quan hệ gia đình - thân tộc. Loại tình cảm cần có để duy trì hôn nhân là tình nghĩa vợ chồng (khác với tình cảm lãng mạn trong giai đoạn yêu đương) - Nếu tình yêu lãng mạn là sự cộng dồn cảm xúc tích cực thì hôn nhân hạnh phúc là kết quả cộng dồn của những ân nghĩa (tinh thần và hành động trách nhiệm) mà hai vợ chồng dành cho nhau và cho hai bên gia đình. 

Cửa ải đầu tiên sau đám cưới (tiếng hô vang "đình đám" của tình yêu) là sự trầm lắng đột ngột của tình cảm vợ chồng (thông thường xảy ra trong vài tháng đến một năm đầu sau kết hôn) - Do sự nông nổi, bồng bột (mù quáng) trong tình yêu đã biến mất - Lý trí lên ngôi! Mỗi người đều "bất chợt" nhận ra được rõ nàng tiên/chàng hoàng tử của mình thực chất chỉ là một người bình thường với rất nhiều khuyết điểm (nhất là sự bao dung, vị tha quá sức ít ỏi - Hay chấp nhặt, trách cứ, cằn nhằn, để bụng, thù dai, v.v...) - Nhận thấy rõ những khác biệt không thể "san lấp" về tính cách và sở thích giữa đôi bên; cộng thêm tâm lý ỷ y - coi thường (không cần "giữ nhau" nữa vì mặc định đám cưới rồi thì sẽ là của nhau mãi mãi!) và cả một bầy ong vỡ tổ các vấn đề “ngoại sinh” luôn chực chờ đánh vỡ hạnh phúc gia đình.

Chính vì có rất nhiều thử thách "gian nan" như vậy trong đời sống hôn nhân, nên "người yêu" của ta - người mà ta "chọn lựa để kết hôn" phải có một sức chịu đựng rất lớn - một tâm hồn rất lớn - một tình thương rất lớn (những điều chỉ có thể được thiết lập dựa trên nền tảng đạo đức đúng đắn - sâu dày) thì mới đủ sức để cùng ta đi đến hết cuộc đời - Cho nên, khi "lựa chồng - kén vợ", ta phải hết sức thông minh, tinh tế trong việc quan sát từng chi tiết nhỏ nhất - nơi cách đối xử của họ với gia đình, anh em, bạn bè, họ hàng, làng xóm, v.v... xem có tinh thần đạo đức sâu dày đó toát ra hay không, rồi mới nên đưa ra quyết định cuối cùng. 

Tương ứng với mức độ đạo đức, trách nhiệm, bản lĩnh, sự tận tâm - tận tụy, cùng lòng chung thủy và tinh thần cống hiến của cả hai vợ chồng mà các cuộc hôn nhân hoặc xung đột liên miên (sóng gió - giông bão), hoặc đổ vỡ giữa chừng (ly thân, ly hôn), nhạt nhẽo (hình thức) hay thuận hòa - đầm ấm - yên vui.  
Những bí quyết tâm lý cần biết trong đời sống Hôn nhân - Gia đình để tránh xung đột và mâu thuẫn không cần thiết là - 1. Yêu thương nhiều thì mệt mỏi (khi cảm xúc quá mệt mỏi, cơ thể tự động thờ ơ với đối tượng yêu thương để hồi phục lại sức lực); 2. Lòng kính trọng là suối nguồn của yêu thương (vợ chồng dù lâu năm cũng phải kính trọng nhau như lúc ban đầu - Cả hai bên phải không ngừng Hoàn thiện & Phát triển bản thân để làm mới mình trong mắt bạn đời.); 3. Những tình cảm ngoài chồng vợ chắc chắn sẽ xuất hiện (vợ chồng phải tin tưởng và giúp đỡ nhau vượt qua những cơn bão cảm xúc); 4. Chúng ta là những mảnh ghép không hoàn hảo (ai cũng có nhiều khuyết điểm nên hãy bao dung, chấp nhận cả những điểm yếu không quá quan trọng - không vi phạm đạo đức làm người của vợ/chồng mình); 5. Vợ chồng bình đẳng là phân chia lao động phù hợp với đặc điểm tinh thần/thể chất của nhau - Cùng chung sức xây dựng gia đình; 6. Bản ngã - Cái tôi của mọi người là bất diệt và với chồng/vợ mình cũng vậy (Trong mọi tình huống, phải mở lòng đón nhận những khác biệt - kiên nhẫn sửa lỗi mình và tìm cách bao dung lầm lỗi của đối phương); 7. Sự ích kỷ sẽ bóp chết yêu thương (đừng chỉ lo vun vén lẫn nhau, phải biết hướng ra ngoài lo cho hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm và xã hội với những tỉ lệ vật chất - tinh thần vừa sức).

(*)

Gia đình là tế bào của xã hội - Mỗi gia đình là một bước đệm cho Đất nước tiến lên. Gia đình có ổn định, bền vững thì xã hội mới ổn định và vững bền - Con cái mới được lớn lên toàn diện về nhân cách, phẩm chất, trí tuệ và tâm hồn - Các thành viên trong gia đình mới được khỏe mạnh, vui vẻ, và thanh thản trong đời sống mà lo chuyên tâm phát triển sự nghiệp.
Đời sống hôn nhân hay bất cứ công việc/thử thách nào trong thực tế cũng gây ra căng thẳng và áp lực rất lớn - Buộc mỗi cá nhân phải có sức chịu đựng bền bỉ không những về thể lực và còn về tâm lý - tinh thần, nên những cá nhân chịu đựng kém sẽ nhanh chóng gặp thất bại trong hôn nhân cũng như ngoài môi trường xã hội. 

Do vậy, cha mẹ có nghĩa vụ tự rèn luyện không ngừng để gia tăng sức chịu đựng cho bản thân và dạy dỗ con cái bản lĩnh trong đời sống (tính tự lập, kỷ luật), lòng biết ơn - hiếu kính ông bà/cha mẹ/ những người lớn tuổi - rèn nếp sống tình nghĩa/trách nhiệm và tình yêu quê hương/đất nước - Noi gương các anh hùng dân tộc/ các danh nhân văn hóa (xây dựng tình cảm lớn - lý tưởng lớn) ngay từ nhỏ - Tạo cho các em đôi chân cứng cáp tự đứng vững giữa đời và đôi cánh dài rộng để chở che, yêu thương cho thật nhiều người khi lớn lên - Cống hiến cho xã hội những chủ nhân tương lai đủ cả Tài lẫn Đức là cách các bậc làm cha mẹ hoàn thành trách nhiệm dạy dỗ với con cái và trách nhiệm công dân với Đất nước.

(Nội dung bài viết được tham khảo từ loạt bài giảng về "Tình yêu - Hôn nhân - Gia Đình" của Thượng Tọa Thích Chân Quang - Thiền Tôn Phật Quang - Bà Rịa, Vũng Tàu)

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)







Sự thật về tình yêu


Thơ ca, nhạc họa, phim ảnh, v.v... cung cấp cho ta rất nhiều cảm xúc phiêu bồng, mơ màng, lãng mạn - thần tiên trong tình yêu, nhưng đâu mới là bản chất của tình yêu? - Hãy tỉnh táo suy xét và chậm lại trước khi ra quyết định để không phạm sai lầm. 

Tình yêu được phát sinh do sự hấp dẫn lẫn nhau giữa các dòng điện sinh học trái dấu (hoặc cùng dấu khi cấu trúc tâm sinh lý trục trặc) của người nam và người nữ - Nguyên nhân phần lớn là do bản năng sinh lý (một đời người có thể rung động trước hàng chục - hàng trăm - v.v... người khác giới!) - Chỉ một số rất ít các trường hợp nam nữ ở cạnh nhau (phát sinh tình yêu) là do cảm mến đạo đức, tài năng, tình nghĩa hoặc ràng buộc duyên nợ (khổ nhưng không dứt ra được).

Khi bị hút bởi một dòng điện khác dấu, phản xạ não phát sinh các triệu chứng mơ màng, mơ mộng - làm suy giảm hoạt động lý trí nên rất dễ đưa ra những quyết định liều lĩnh, sai lầm - Những người rơi vào tình trạng "yêu" (fall in love) luôn tìm mọi phương cách để được gần gũi nhau (xa nhớ, gần vui, có chiều hướng đi về tình dục) do cơ thể không ngừng phát tín hiệu đòi hỏi - bức bách được thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý mãnh liệt. Người càng có thần kinh yếu thì càng dễ bị cảm xúc mãnh liệt của tình yêu - tình dục khống chế, điều khiển hành vi - Giới trẻ thời nay phần lớn quen sống nuông chiều, dễ dãi theo cảm xúc cá nhân nên chống đỡ rất yếu kém trước loại nhu cầu thúc đẩy mãnh liệt của tình yêu - tình dục.

Ngày nay, khi xu hướng tự do tình dục du nhập từ Âu - Mỹ được chấp nhận ngày càng rộng rãi ở đất nước ta - Chúng ta rất thường bắt gặp những mối tình vội đến, vội đi (ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ) và rất nhiều trẻ sơ sinh bị chết từ trong thai - do nạo phá hoặc phải sống tập trung trong các trại mồ côi/mái ấm tình thương - thậm chí nhiều em đã bị quăng bỏ vội vàng vào giỏ rác ngay sau khi sinh do tình dục vội vã - vô trách nhiệm của người lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn tràn ngập tư tưởng tự do tình dục phương Tây - Đất nước ta - Một đất nước Á Đông nền nã, kín đáo suốt hàng ngàn năm bỗng chốc đứng đầu châu lục về số ca nạo phá thai và tình dục bừa bãi trong giới trẻ - Lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời - Lứa tuổi mà lớp cha anh mới vài chục năm trước còn là những thanh niên hồn nhiên - trong sáng, yêu quê hương - sẵn sàng hiến dâng tất cả cho lý tưởng cao đẹp xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

Những người đang yêu luôn bị đặt trong tình trạng đòi hỏi, mong đợi, ghen tuông (những cảm xúc xao động mạnh làm tinh thần - tâm lý bất an, căng thẳng). Những người được yêu lại có xu hướng gia tăng bản ngã (bùng khởi cái tôi) qua những biểu hiện hờn giận, mè nheo - nhõng nhẽo, dữ dằn - phách lối - ăn hiếp - bắt nạt người dành tình cảm cho mình. Bản chất của tình yêu là ích kỷ - Nên đòi hỏi đỉnh cao trong mối quan hệ tình yêu ở mọi nền văn hóa - bất kể thể chế là lòng chung thủy. Nhưng bản năng của con người lại là tham lam, ham muốn và ham mới! nên rất thường nảy sinh những hành vi lăng nhăng - vụng trộm, do vậy mà tình yêu là suối nguồn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây đổ vỡ niềm tin và đau khổ tâm lý - Giai đoạn yêu nhau, hai người hoàn toàn bị chìm trong sự khống chế của cảm xúc nên không đủ tỉnh táo, sáng suốt mà cân nhắc một cách lý trí về hai quy luật căn bản trong đời sống là vô thường (đối tượng yêu thương sẽ xấu dần về hình thể cũng như tính cách theo thời gian) và gánh nặng trách nhiệm (bổn phận với gia đình riêng và gia đình hai bên khi tình yêu đi tới chặng cuối - hôn nhân) - Kết cục tất yếu là một khi đã "bừng tỉnh" thì không một ai dám nhận mình là người hạnh phúc trong tình yêu, có chăng cũng chỉ là rất ít ngọt ngào thoáng qua trong hiện tại hoặc ăn mày/vọng tưởng về quá khứ hư ảo mà thôi. 

Nên hôn nhân không phải nấm mồ chôn tình yêu như các thi sĩ thường đổ lỗi - Mà bản chất của tình yêu vốn đã là con đường dẫn tới khổ đau  - Là "miếng mồi thơm ngon" tự nhiên giăng ra để dẫn dụ con người dấn thân vào gian khổ mà thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Người ta thấy nhiều cuộc ly hôn nhưng người ta vẫn phải kết hôn - Kết hôn rồi người ta lại ly hôn vì cảm thấy quá đau khổ - Rồi người ta lại tiếp tục những vòng quay kết hôn và ly hôn vì không phải ai cũng đủ sức cưỡng lại miếng mồi "Tình yêu - Tình dục" của tạo hóa. 


Hai người càng hướng vào nhau bao nhiêu thì hạnh phúc càng chóng tàn bấy nhiêu. Nên muốn ở bên nhau hạnh phúc thì phải biết tìm ra những mục tiêu chung (có lợi ích cho nhiều người) để cùng nhau thực hiện, cùng nhau hướng tới - Vừa chăm lo cuộc sống lứa đôi, vừa làm được nhiều điều lợi ích cho xã hội - Chừng nào hai người ở bên nhau mà có thể vừa là người yêu - vừa là tri kỷ - vừa là đồng đội thì hãy dám mơ tưởng tới một hạnh phúc lứa đôi lâu dài. 

(*)

Mỗi cuộc đời chỉ rất ngắn ngủi mà thôi. Nếu đầu tư tiền bạc phải cân nhắc thì đầu tư tâm hồn - thể xác (tình cảm - tình yêu - tình dục) càng phải gấp ngàn lần cân nhắc hơn. 

Cảm xúc lạm dụng nhiều sẽ chai sạn, thân thể sử dụng nhiều cho chức năng tình dục sẽ suy hao - bệnh hoạn. Nên yêu nhiều - tình dục nhiều (chứ chưa nói tới là yêu tràn lan, tình dục bừa bãi) chính là con đường tự sát trong êm ái. Nhân cách đổ vỡ, cuộc đời lầm lỡ - tội lỗi vì đầy rẫy những vết thương gây ra trên thân thể/tâm lý cho bạn tình và những đứa con ngoài ý muốn bị tàn sát, bị bỏ rơi.

Hỡi các bạn trẻ! - Liệu ta có thể xem như không với quá khứ đó của mình mà thanh thản, hạnh phúc, yên vui trong mối quan hệ hôn nhân chính thức sau này hay không?

Khẩn cầu các bạn trẻ đừng tiếp tục lầm tưởng rằng số người yêu và số lần quan hệ tình dục nhiều là một chiến công hiển hách xứng đáng đem ra để ganh đua. 

Như đã đầu tư là phải hướng tới lợi nhuận - Đã yêu thì phải nghiêm túc hướng tới mối quan hệ bền vững lâu dài - Đã chọn người để yêu thì phải bình tâm - sáng trí mà lựa chọn đối tượng thực sự phù hợp với mình và có phẩm chất đạo đức tốt - Đủ sức cùng ta chung tay xây dựng cuộc đời, tạo nên những trẻ em hạnh phúc - có ích cho xã hội. 

Đồng ý là đầu tư thì có thể sai lầm, nhưng sai lầm vì cảm xúc bồng bột, nhất thời - vì chủ quan thiếu tìm hiểu, suy nghĩ là ngu dại và sai phạm lại là một tội lỗi không thể tha thứ với bản thân. Xin các bạn hãy cân nhắc thận trọng trước mỗi quyết định trao đi cuộc đời mình/tình cảm mình/thân thể mình - Bỏ đi bớt thật nhiều cảm xúc và bổ sung thêm lý trí thật nhiều. 


Mỗi chúng ta là một tế bào của đất nước, mỗi tế bào đau khổ là một nỗi khổ chung cho tất cả mọi người - Vì vậy, xin hãy vì nhau mà sống thật bình an, hạnh phúc, có trách nhiệm với cuộc đời riêng của mình, có trách nhiệm với những thế hệ con cháu mà mình tạo ra - Như cách các thế hệ tổ tiên, ông bà, cha anh đi trước đã vì thế hệ chúng ta hôm nay mà sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và hạnh phúc riêng tư của mình.

(Nội dung bài viết được tham khảo từ loạt bài giảng về "Tình yêu - Hôn nhân - Gia Đình" của Thượng Tọa Thích Chân Quang - Thiền Tôn Phật Quang - Bà Rịa, Vũng Tàu)

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)




Monday, March 25, 2019

Lịch sử Việt Nam



"Mỗi người Mỹ ngày nay xuất hiện là sự kết tụ của hơn 200 năm lịch sử nước Mỹ" - Đó là điều mà các tổng thống Mỹ luôn tự hào dẫn liệu trong nhiều bài phát biểu của mình. Còn sự xuất hiện của mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay là sự kết tụ của hơn 4000 năm cha ông dựng nước và giữ nước - Với một chiều dài thời gian lâu xa và quá nhiều thăng trầm biến cố - Với rất nhiều thế lực xen vào can thiệp, xâu xé - Vì vậy, nếu không có lòng yêu đất nước, không có lý trí và bản lĩnh để tự mình dấn thân nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước thì mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay rất dễ bị chi phối, lợi dụng bởi những cái đầu đầy âm ưu thâm hiểm và những cái miệng luôn sẵn sàng bịa đặt thô bạo về mọi điều chỉ vì mưu cầu lợi ích cá nhân.

Trong chúng ta ai cũng có lòng yêu nước, nhưng nếu không hiểu thật rõ những thăng trầm tổ tiên đã đi qua thì lòng yêu nước đó chỉ mãi là hạt giống mà thôi. Vì đâu ta luôn buồn những nỗi buồn nhỏ nhặt? Luôn vui những niềm vui nhỏ nhặt? Và luôn lặn hụp trong những nỗi phiền nhỏ nhặt? Vì đâu ta cứ mãi sống một cách tầm thường dù luôn mang trong mình một hạt giống phi thường của lòng yêu nước - Một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao đẹp?

Như chiếc lá ngô nghê tự tách mình ra khỏi gốc rễ - Chẳng bao giờ được biết cảm giác căng tràn nhựa sống - vươn lên trong gió - đón ánh nắng mai. Không biết về lịch sử, không hiểu về lịch sử - Thật sự là một điều thiệt thòi và bất hạnh trong cuộc đời. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

Quản trị Hành chính Văn phòng

Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của một tổ chức - Là nơi diễn ra các hoạt động thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ cho hoạt động quản lý và chăm lo hậu cần (đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động vận hành của tổ chức) - Các công việc hành chính cơ bản là nhân viên văn phòng (lễ tân, hành chính, tốc ký viên, đánh máy, điều hành xử lý thông tin); thư ký (chuyên ngành, tổng quát, chuyên viên xử lý thông tin hành chính - văn phòng), các vị trí ở cấp quản trị (trợ lý hành chính, trưởng phòng, giám đốc).

Hành chính văn phòng là công việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, soạn thảo - tổ chức - sử dụng các hồ sơ và công văn giấy tờ để phục vụ nhu cầu thông tin hiệu quả cho tổ chức. Quản trị hành chính văn phòng là tổ hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức, tiêu chuẩn hóa, phối hợp và kiểm soát hoạt động xử lý thông tin - Bảo quản/tổ chức/quản lý dữ liệu; tính toán hóa đơn/sổ sách/giá cả và thực hiện chức năng thông đạt của tổ chức qua các công cụ thư từ/điện thoại/văn bản/hội thảo/hội nghị... - Đối tượng công tác thường là các loại hồ sơ, sổ sách, công văn, giấy tờ, biên bản tường trình, v.v...
Hoạch định là công tác xác định mục tiêu và phương án đạt được mục tiêu (kế hoạch) - Hoạch định hành chính văn phòng là công tác thu thập, tổng hợp/sắp xếp, xử lý thông tin làm cơ sở cho việc triển khai các hành động theo quyết định của tổ chức. Hoạch định ở cấp cao là các loại chiến lược - chiến thuật, hoạch định ở cấp thấp là việc định hình các tác vụ - tác nghiệp. Bộ máy hành chính văn phòng có thể được tổ chức tập trung theo địa bàn hoặc theo chức năng - Phục vụ nhu cầu thông tin nội bộ, liên nội bộ, quan hệ khách hàng hay chuyên môn nghiệp vụ. 

(*)

Nhiệm vụ đơn giản hóa các công tác hành chính văn phòng được thực hiện dựa trên hệ thống thủ tục tài chính/ sản xuất/ lưu kho/ kinh doanh/ nhân sự, v.v...(các luồng công việc, tiến trình, sơ đồ biểu mẫu chính thức) - Được tiêu chuẩn hóa một cách Khoa học & Đồng bộ cùng các nguyên tắc tiết kiệm cử động tối đa (cố gắng tối thiểu, tận dụng cử động đối xứng - nhịp nhàng của cơ thể, tối ưu khoảng trống và dụng cụ, lưu thông tối đa giữa các không gian làm việc, điều hành các yếu tố khung cảnh phù hợp sinh lý con người - tối đa hiệu suất lao động). 

Khối lượng đầu mục công việc luôn vượt trội so với quỹ thời gian hạn hẹp - cố định, nên cần phân loại - phân cấp các công việc theo mức độ quan trọng và khẩn cấp khác nhau để thực hiện lần lượt theo thứ tự - Đảm bảo hoàn tất các công việc cần thiết và loại bỏ việc thất thoát thời gian cho các công việc thứ yếu (làm hay không làm cũng không quan trọng) - Kỹ năng quản trị thời gian.
Công tác văn thư là các công việc xây dựng, ban hành, tổ chức giải quyết và quản lý văn bản - Nhanh chóng, chính xác, bảo mật, đúng quy định pháp luật trong các cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp - Đảm bảo công việc được thực hiện đúng chế độ, hợp nguyên tắc; tiết kiệm công sức, tiền của; thông tin lưu trữ đầy đủ, bí mật, hiệu quả. Quản lý các loại văn bản đến/đi, công khai, bảo mật, lưu truyền nội bộ (File cứng/file mềm); Bảo quản tốt các loại con dấu của cơ quan/văn phòng/công văn/tên cơ quan, con dấu thể hiện độ mật - độ khẩn, con dấu cá nhân thể hiện chức danh/họ - tên người có thẩm quyền ký văn bản - Tuân thủ quy trình đóng dấu và nguyên tắc 3 không (không đóng dấu khống chi, không đóng dấu đè lên nhau, không đóng nhầm dấu). 

Quy trình lập hồ sơ bắt đầu từ việc mở hồ sơ, chia tài liệu văn bản thành các loại hồ sơ, sắp xếp hợp lý các tài liệu trong từng hồ sơ, biên mục trong ngoài (đánh số tờ, ghi mục lục, viết bìa hồ sơ) rồi đóng thành quyển - Lập danh mục hồ sơ để thuận tiện cho công tác lưu trữ, bảo quản, sắp xếp và tra cứu nhanh chóng khi cần. 

Nguyên tắc xác định giá trị của các tài liệu cần lưu trữ là tính lịch sử, chính trị, đồng bộ và toàn diện - Thông qua ý nghĩa nội dung tài liệu, tác giả, sự lặp lại thông tin, thời gian/địa điểm/mức độ hoàn chỉnh/khối lượng tài liệu, hiệu lực pháp lý, tình trạng vật lý, đặc điểm ngôn ngữ/kỹ thuật chế tác/quá trình hình thành. Công tác thường xuyên trong các cơ sở lưu trữ (phòng/kho lưu trữ) là tiếp nhận/bổ sung tài liệu, thống kê/chỉnh lý/bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ. 

Văn bản là tài liệu giấy tờ hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ thị, thông tư, nghị quyết, nghị định, báo cáo, đề án, đơn từ, v.v... - Phân biệt thành các loại văn bản hành chính, kỹ thuật, chuyên môn (pháp quy hay hành chính). Phong cách hành chính công vụ là ngắn gọn, sáng sủa, súc tích, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề - chính xác, minh bạch, nghiêm túc, khách quan và đảm bảo mực thước (khuôn mẫu) - Thực hiện các chức năng thông tin, pháp lý, quản lý, giao tiếp, thống kê, văn hóa/xã hội, v.v... và luôn phải thể hiện được vai trò - vị thế của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính công vụ.

Các nghiệp vụ khác trong công tác hành chính văn phòng là hoạch định, tổ chức các cuộc hội họp (tập hợp để bàn việc chung), hội nghị (họp mặt theo quy trình và thủ tục nhất định) để lấy được sự đóng góp, ủng hộ của số đông trong việc giải quyết vấn đề chung - Tiếp khách (nội bộ, bên ngoài) và giao tiếp chuyển giao/trao đổi công việc qua điện thoại. 

(*)

Vai trò của công tác kiểm tra trong hoạt động hành chính văn phòng là khuyến khích các hành vi phù hợp, ngăn cản các hành vi không phù hợp và hỗ trợ nhiệm vụ điều chỉnh/thích nghi (đối phó với bất trắc, khám phá những bất thường - xác định các nguy cơ, nhận diện các cơ hội trong xử lý tình huống phức tạp và nâng cao hiệu suất lao động) của công tác quản trị. 

Kiểm tra được tiến hành ở các mức chiến lược, chiến thuật và tác vụ/tác nghiệp - Với nội dung hành chính (công văn, giấy tờ) hay công việc/nghiệp vụ chuyên môn (sắp xếp, lưu trữ, liên lạc,...) - Thông qua các biện pháp thanh tra/kiểm tra phù hợp.
Công cụ kiểm soát thông thường trong công tác hành chính văn phòng là bảng chia thời gian biểu, thẻ hồ sơ (để truy xuất), nội dung và tiến độ thực hiện các kế hoạch. Phương tiện kiểm soát là hệ thống tường trình và các loại cẩm nang hành chính (lịch sử công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy/hoạt động hành chính, mục tiêu đơn vị, chính sách tổng quát, các quỹ phúc lợi, lề lối/tác phong/thái độ làm việc) và cẩm nang kinh doanh (cơ cấu, chính sách, phong cách quản trị, thực hành tiêu chuẩn hóa, hướng dẫn hội nhập môi trường làm việc, v.v...)

(*)

Khi khối lượng tài liệu/dữ liệu ngày càng lớn thì việc quản lý, tổ chức hoạt động hành chính văn phòng khoa học, hiệu quả đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin cho quá trình vận hành tổ chức (thông tin là mạch máu của công tác phối hợp hoạt động tập thể và căn cứ bước đầu cho các quá trình ra quyết định của người lãnh đạo). Học sinh, sinh viên có kỹ năng hành chính văn phòng sẽ tổ chức đời sống gọn gàng, ngăn nắp và thuận tiện - hiệu quả hơn cho việc học tập rất nhiều. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

Văn hóa Doanh nghiệp

Một nét tổng quát, văn hóa là tổng hợp tất cả các phát minh, sáng tạo (vật chất và tinh thần) thể hiện được nét đặc trưng (phong cách riêng) trong lối sống của mỗi cộng đồng người. 

Tư tưởng phương Tây mô tả cấu trúc văn hóa theo những biểu hiện bên ngoài (nhìn qua kết quả) với những tầng sâu cạn khác nhau từ các giá trị ngầm định (bí mật/ngầm hiểu giữa các thành viên trong cộng đồng), giá trị tuyên bố (triển khai trên tài liệu - Người bên ngoài có thể tìm hiểu được), cho tới các cấu trúc hữu hình (Tất cả mọi người đều có thể cảm nhận cụ thể bằng giác quan). Còn tư tưởng phương Đông lại phân biệt các nền văn hóa tùy theo mức độ vận hành và tạo dựng phẩm chất bên trong mỗi con người (chủ thể sáng tạo ra văn hóa) của các cộng đồng.
Trong quan điểm phương đông, con người như thế nào thì  tạo ra lối văn hóa tương ứng như vậy - Những giá trị văn hóa tốt đẹp chỉ có thể được xây dựng từ những con người có Nhân (đạo đức trong đời sống cá nhân), Nghĩa (đạo đức trong các mối quan hệ), Lễ (Cách ứng xử đúng mực trong giao tiếp), Trí (có sự thông minh/uyên bác/trí tuệ trong xử lý các công việc), Tín (Có tinh thần trách nhiệm cao) - Mỗi con người phải tự hoàn thiện được bản thân mình về đầy đủ năm yếu tố Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín (tu thân) trước khi nghĩ tới chuyện tạo dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình (tề gia) và những chuyện lớn lao hơn ở tầm quốc gia (trị quốc) hay quốc tế/ nhân loại (bình thiên hạ) chứ không được tùy tiện nói và nghĩ một cách bừa bãi theo cảm tính riêng của mình khi chưa đủ văn hóa và trình độ tương ứng với vấn đề luận bàn.

(*)

Văn hóa doanh nghiệp là tổ hợp các ý nghĩa biểu tượng, giá trị cốt lõi, niềm tin chủ đạo, phương pháp tư duy, trình độ nhận thức, v.v.. - Được lãnh đạo vạch ra và tổ chức đồng thuận tuân theo để cả tập thể cùng thống nhất trong suy nghĩ và hành động khi hướng tới mục tiêu chung.

Quá trình xây dựng văn hóa trong một doanh nghiệp thường trải qua ba giai đoạn - Khởi đầu từ việc các nhà lãnh đạo và bộ phận chức năng tiến hành nghiên cứu, phân tích, hình thành nên các giá trị cốt lõi (các trụ cột cần xây dựng) - Phát triển lên thành nội dung chi tiết (tài liệu mô tả, hướng dẫn thi hành và phân đoạn quá trình thực hiện) để chuẩn bị cho giai đoạn truyền bá (giáo dục nhận thức), quán triệt (thiết lập kỷ luật thực thi) - Trước khi đạt tới giai đoạn chuyển hóa thuần thục các giá trị mới (văn hóa doanh nghiệp) trong tư duy/ nhận thức, động cơ và hành động của tất cả các cá nhân.
Triết lý là nền tảng của động lực (động cơ) hành động: Triết lý làm người tốt xây dựng nên một đời sống tốt/ một người nhân viên tốt - Triết lý quản lý tốt định hình nên cách tư duy toàn diện/ tối ưu cho các nhà quản lý tốt - Triết lý kinh doanh tốt góp phần xác lập mối quan hệ tốt giữa các các nhân trong tập thể, giữa tập thể với khách hàng/ đối tác/ đối thủ và cộng đồng xung quanh. 

Giá trị là thước đo để đánh giá mức độ thực thi triết lý trong hành động của mỗi cá nhân/tổ chức - Lập thành một hệ thống chuẩn mực hành vi cơ bản làm nguyên tắc cho việc chỉ đạo/ứng dụng trong quá trình vận hành tổ chức - Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên.

Một thể chế văn hóa doanh nghiệp tốt là một thể chế văn hóa được xây dựng trên nền móng của những Giá trị & Triết lý đúng - Hài hòa lợi ích của cá nhân, tập thể và toàn xã hội (Phối hợp thành thạo - Hiệu quả & hợp lý các xu hướng vị kỷ, vị lợi, đạo đức hành vi/ tương đối/ nhân cách/ công lý/ v.v... tùy tình huống cụ thể thay vì cứng nhắc chấp chặt vào một khuynh hướng duy nhất). 
Tương ứng như vậy, phong cách lãnh đạo được xây dựng trên nền móng những Giá trị & Triết lý đúng cũng không cứng nhắc một chiều mà luôn phải linh hoạt theo từng tình huống cụ thể - với từng con người/ đối tượng cụ thể (với những đặc trưng riêng biệt) - Như khi thì phải chuyên quyền/ độc đoán/ quân phiệt (với những trường hợp nghiêm trọng mà cấp trên đã xác quyết và cấp dưới không đủ năng lực để hiểu); khi thì phải hành chính/ quan liêu (với những đối tượng/ sự việc cần từ chối khéo); khi thì cần hy sinh tất cả vì công việc (trong tình huống khẩn cấp ảnh hưởng tới an nguy hàng hóa/cơ sở/uy tín của tổ chức); khi thì phải ưu tiên chiều hướng đạo đức/vì con người (các tình huống có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vật chất/ tinh thần, an nguy tính mạng); khi thì phải tôn trọng sự dân chủ (họp bàn các vấn đề quan trọng với những người có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn); khi lại phải phục vụ (trước những việc quan trọng với tổ chức mà mình đủ sức làm còn người chịu trách nhiệm chính đang cần sự giúp đỡ); khi lại cần tự chủ (trong công việc/ trách nhiệm cá nhân), v.v... 

Hệ thống Giá trị & Triết lý được triển khai cụ thể thành chín nội dung cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp như sau - 1.Tầm nhìn xác định việc tổ chức phấn đấu vì cái gì? hình ảnh mong muốn đạt được trong tương lai như thế nào? dấu ấn/ biểu tượng muốn lưu lại trong tâm trí cộng đồng/ xã hội là gì; 2.Tuyên ngôn sứ mệnh thể hiện lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng khách hàng mục tiêu - phương pháp tiếp cận và các lợi thế cạnh tranh; 3.Giá trị cốt lõi thể hiện niềm tin tổ chức và các quy tắc chi phối hoạt động của tổ chức.
4.Nguyên tắc hành động quy định phong cách lãnh đạo và những yếu tố tiên quyết trong mọi hành vi cá nhân/ tổ chức; 5.Bộ quy tắc ứng xử (chuẩn mực hành vi) là nhóm nội dung quy định hành vi ứng xử của các cá nhân trong mối quan hệ với khách hàng/ tổ chức/ công việc/ đồng nghiệp/ cấp trên - cấp dưới/ Chính quyền - Chính phủ - Nền kinh tế - Quốc gia - Các trách nhiệm trước cộng đồng/ xã hội và môi trường sống; 6.Tiêu chuẩn quy ước thể hiện sự đồng thuận giữa các thành viên trong tổ chức về vấn đề đạo đức (phù hợp với quan niệm/lợi ích chung của xã hội); 7.Khuôn mẫu hành vi là các khung ứng xử được chuẩn hóa để ứng dụng xử lý các tình huống cơ bản/ quan trọng/ thường xuyên xảy ra trong quá trình vận hành tổ chức; 8.Phương châm điều hành - Dựa theo quan điểm phương Đông để hình thành đội ngũ nhân sự chất lượng cao, quy ước các tiêu chuẩn định hướng quan hệ hợp tác/ đào tạo - phát triển nguồn nhân lực/ nâng cao hiệu quả công việc/ quản trị hành vi tác nghiệp/ đánh giá năng lực và phân phối lợi ích thỏa đáng - công bằng; 9.Biện pháp quản lý quy định khuynh hướng hoàn thiện mô hình tổ chức, xây dựng chính sách hỗ trợ và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. 
Sau khi được hình thành về mặt lý luận và hiện vật (tài liệu chi tiết cùng các biểu tượng/biểu trưng), văn hóa doanh nghiệp cần trải qua quá trình giáo dục (đưa các giá trị văn hóa mới vào tâm trí của các thành viên trong tổ chức) thì mới phát huy được vai trò thống nhất nhận thức và hành động tập thể (tạo động lực cho người lao động - tăng cường sức mạnh đoàn kết cho tập thể & làm công cụ triển khai - thực thi thành công các cấp chiến lược của ban lãnh đạo). 

Biểu hiện của các cá nhân sau quá trình giáo dục - đào tạo văn hóa doanh nghiệp cần đạt được ở bước đầu là thận trọng tìm hiểu, nghiêm túc thử nghiệm trước khi phản hồi và có ý thức tích cực trong việc tự nguyện thực hành -  Ở bước củng cố là hăng hái, chủ động, tâm huyết trong việc triển khai văn hóa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp - Cuối cùng, ở bước hoàn thành là phải hoàn toàn nắm vững các nguyên tắc quan trọng về thái độ và hành vi ứng xử được quy định, tác phong làm việc tự giác, chuẩn mực, chuyên nghiệp, vì lợi ích cao nhất của tổ chức (môi trường làm việc chung của tất cả mọi người). 


Như bất cứ hội nhóm/ cộng đồng nào trong xã hội loài người, nếu không có được một nền văn hóa (lối sống - cách ứng xử vì lợi ích chung) thống nhất giữa các thành viên thì tất yếu là mỗi cá nhân sẽ hành xử tùy ý, tự phát theo lợi ích riêng và theo những giá trị ưu tiên riêng mà bản thân chịu ảnh hưởng trước khi gia nhập tổ chức - Làm phân tán sức mạnh tập thể - Khiến tổ chức èo uột, kém phát triển và kết cục sau cùng luôn là đổ vỡ, tan rã. 

Theo các nghiên cứu cả trong và ngoài nước (cả chính thức và phi chính thức), người Việt ta mang trong mình khuynh hướng lười biếng - dễ thỏa mãn, ích kỷ, ganh tị, chia rẽ hết sức nặng nề (thâm căn cố đế!) - Trong khi đó, phần lớn các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam lại hết sức coi thường - thậm chí không hề có ý thức xây dựng một nền văn hóa chung để thống nhất Nhận thức - Hành vi của các cá nhân trong tổ chức mình - Nên văn hóa tổ chức kém (tác phong/tinh thần/ý thức lao động kém) được xác nhận là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều tổ chức/ doanh nghiệp Việt Nam đã nhỏ lại còn yếu - Không đủ sức tồn tại lâu dài chứ chưa nói tới khả năng cạnh tranh với các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

Saturday, March 23, 2019

Quản lý dự án

Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm/dịch vụ (mang tính đơn chiếc, độc đáo, mới lạ) - Có mục đích và kết quả xác định, có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn, liên quan nhiều bên và cần sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận có chức năng quản lý khác nhau, môi trường vận hành nhiều va chạm/ bất định và rủi ro cao. 

Mỗi dự án thông thường đều trải qua bốn giai đoạn - Xây dựng ý tưởng, phát triển, vận hành, kết thúc. Việc quản lý dự án có tính tạm thời và phối hợp cao, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích hệ thống, quản lý theo mục tiêu, tối thiểu hóa chi phí hay phân phối đều nguồn lực, v.v...

Các hoạt động chủ yếu trong quản lý dự án là lập kế hoạch (xác định nguồn lực, mục tiêu và biện pháp thực hiện); điều phối (thời gian, nhân lực, phối hợp, động viên,...) và giám sát (đo lường kết quả, so sánh, báo cáo, giải quyết vấn đề). Hoạt động quản lý dự án có nhiều điểm khác biệt rõ rệt so với hoạt động quản lý sản xuất liên tục (theo dòng). 
Các mô hình tổ chức dự án phổ biến là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, chủ đầu tư cử ra ban chủ nhiệm điều hành dự án, chủ đầu tư trao quyền quyết định cho một tổng thầu (chìa khóa trao tay), quản lý theo chức năng/ tổ chức chuyên trách hay mô hình ma trận. Chức năng chung của các cán bộ quản lý dự án là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra giám sát, điều chỉnh - thích ứng (xoay sở trong tình hình biến động) - Góp phần bảo quản tốt nguồn lực, báo cáo trung thực (hiện trạng, chi phí, tiến độ, triển vọng) và thực hành quản lý hiệu quả. 

Giám sát dự án là việc theo sát quá trình vận hành dự án, phân tích các giá trị về số công việc và chi phí để phục vụ công tác đánh giá tiến độ/ chất lượng thực thi dự án (định tính, định lượng) - Nhằm xử lý kịp thời (ngăn ngừa, điều độ, giảm thiệt hại, chuyển dịch, né tránh, chấp nhận, mua bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm, v.v...) khi rủi ro xảy ra (rủi ro - thuần túy, tính được hoặc không tính được, có hoặc không có bảo hiểm, nội sinh hoặc ngoại sinh). 

Có nhiều phương pháp để ứng dụng trong việc giám sát dự án như sử dụng các mốc giới hạn, kiểm tra giới hạn, đường cong ngân sách/ kế hoạch/ thực tế, sơ đồ giá trị thu được, báo cáo tiến độ, họp bàn dự án, thị sát thực tế, hay xây dựng các hệ thống giám sát tài chính/ quá trình/ hoạt động. 
Kế hoạch dự án là công cụ thể hiện tiến độ tổ chức thực hiện dự án một cách logic, hiệu quả - Cụ thể hóa các mục tiêu, công việc và chương trình cần tiến hành để làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự, điều phối nguồn lực; quản lý tiến độ; giảm thiểu rủi ro, tránh lãng phí/tiêu cực; dự toán ngân sách/ chi phí cho từng công việc; làm căn cứ để kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi mặt trong quá trình vận hành như thời gian/ chi phí/ chất lượng, v.v...


1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án

Quản lý thời gian và tiến độ dự án là công việc thể hiện mối quan hệ liên tục giữa các công việc trong kế hoạch về thời gian và thứ tự (sự kết nối các công việc và sự kiện) - Có chức năng phản ánh mối quan hệ tương tác giữa nhiệm vụ với công việc (phụ thuộc bắt buộc/ tùy ý/ bên ngoài); xác định thời điểm bắt đầu - thực hiện - kết thúc công việc (xác định đường Găng và công việc Găng); tính toán thời gian dự trữ (phục vụ điều độ công việc); xây dựng các biện pháp tiết kiệm thời gian và nguồn lực; lập kế hoạch kiểm soát /theo dõi/ điều hành. 
Quy trình xây dựng mạng công việc gồm sáu giai đoạn: 1. Xác định/Liệt kê các công việc (nhiệm vụ); 2. Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc; 3. Vẽ sơ đồ mạng công việc; 4. Tính toán thời gian, chi phí ước tính cho từng công việc; 5. Xây dựng quỹ thời gian dự trữ cho các công việc và sự kiện; 6. Xác định đường Găng. 


2. Phân phối nguồn lực trong dự án

Công cụ phân phối nguồn lực trong một dự án là các biểu đồ phụ tải và điều chỉnh đều nguồn lực.

Biểu đồ phụ tải nguồn lực phản ánh số lượng nguồn lực cần thiết cho từng công việc trong vòng đời dự án/ kế hoạch/ tiến độ/ thời kỳ nhất định - Là cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất/ cung ứng/ điều phối và bố trí nguồn lực. Biểu đồ điều chỉnh đều nguồn lực là công cụ để tối thiểu hóa mức khác biệt về nguồn lực giữa các thời kỳ, điều chỉnh công việc nhưng không thay đổi thời gian kết thúc dự án, điều phối nguồn lực trên cơ sở thời gian dự trữ tối thiểu - Đưa ra phương hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lực. 

Nguyên tắc ưu tiên trong phân phối nguồn lực dự án là công việc cần thực hiện trước thì ưu tiên trước; công việc có nhiều đường Găng theo sau thì ưu tiên trước; ưu tiên công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất/ có thời gian dự trữ tối thiểu/ đòi hỏi mức độ đầu tư nguồn lực lớn nhất. 


3. Dự toán ngân sách - Quản lý chi phí 

Dự toán ngân sách là kế hoạch phân phối quỹ cho các hoạt động của dự án, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí/ chất lượng/ tiến độ đặt ra trong dự án - Gồm các dự toán ngắn hạn/ dài hạn (chi phí tối thiểu/ giảm tổng chi phí); xây dựng theo phương pháp từ cao tới thấp, kết hợp, dự án hoặc khoản mục công việc. Cơ sở của hoạt động quản lý chi phí dự án là việc thường xuyên phân tích dòng chi phí trong quá trình vận hành nhằm kiểm soát quá trình thực hiện, ngăn chặn việc sai phạm đường chi phí cơ sở, cung cấp thông tin cho các cấp quản lý/lãnh đạo về những thay đổi được cho phép. 

4. Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án là các phương pháp thực thi nhằm đảm bảo dự án được vận hành theo đúng kế hoạch định trước với chất lượng tốt nhất (nhằm thu được hiệu quả cao nhất khi kết thúc dự án) - Chi phí phát sinh trong quá trình quản lý chất lượng là tổn thất nội bộ/bên ngoài; chi phí ngăn ngừa/ thẩm định/ đánh giá/ kiểm tra - giám sát. 

Các biện pháp thường áp dụng trong quản lý chất lượng là xây dựng các hệ thống kiểm soát về kinh tế/ công nghệ/ tổ chức/ hành chính/ giáo dục hành vi/ v.v...; xây dựng cơ chế/ hệ thống tiêu chuẩn/ định mức để kiểm soát việc thực hiện các chính sách khuyến khích,... - Với các công cụ quen thuộc như lưu đồ/biểu đồ quá trình, biểu đồ xương cá (nhân - quả), biểu đồ Parento, biểu đồ kiểm soát thực hiện hay phân bố mật độ, v.v...

(*)

Giữa kế hoạch và thực tế luôn có sự khác biệt rất lớn nên công tác quản lý luôn có mặt trong quá trình thực thi bất cứ dự án nào. Cũng vậy, quá trình hướng tới việc đạt được các mục tiêu trong cuộc sống của mỗi chúng luôn chứa đựng đầy rẫy những khác biệt so với dự tính trong suy nghĩ - Nên ta phải luôn chủ động - bình tĩnh để vượt qua các khó khăn ngoài dự tính thì mới có thể đạt đến thành công. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)



Kinh tế đầu tư


Khái niệm "Đầu tư" trên quan điểm của các doanh nghiệp là hoạt động đem nguồn vốn (tiền, tài sản,...) vào hoạt động kinh doanh (cung ứng hàng hóa, dịch vụ phục vụ xã hội) để tìm kiếm lợi nhuận - Trên quan điểm của Nhà nước thì đầu tư là phát triển - Đem nguồn vốn quốc gia để phục vụ mục đích gia tăng hiệu quả kinh tế & xã hội cho đất nước (đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh, v.v...). Tóm lại, đầu tư là hoạt động sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho người/tổ chức/xã hội bỏ vốn thực hiện hoạt động đầu tư đó.

Vốn đầu tư là khoản tích lũy của một xã hội/cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được huy động từ nhiều nguồn tích lũy khác nhau. Các nguồn vốn thông thường trong xã hội là ngân sách Nhà nước, nguồn tín dụng công ưu đãi cho đầu tư, vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn viện trợ quốc tế cho phát triển, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc tế, tín dụng thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác kinh doanh, vốn huy động của chính quyền địa phương, vốn của các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước và nhân dân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế. 

Kinh tế đầu tư là hoạt động thiết lập, tính toán các nghiên cứu, dự báo tiềm năng đang có trong giai đoạn kế hoạch của quá trình sản xuất kinh doanh để tạo cơ sở cho việc đưa ra một quyết định đầu tư (tài chính hay sản xuất) hiệu quả. 
Phân loại hoạt động đầu tư có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, như theo chủ đầu tư (Nhà nước, doanh nghiệp hạch toán độc lập/quốc doanh/liên doanh liên kết, tư nhân); theo nội dung kinh tế (đầu tư vào lao động/nhân sự, tài sản cố định, tài sản lưu động); theo mục đích đầu tư (đầu tư mới, cải tạo, mở rộng/ hiện đại hóa cơ sở sẵn có, đầu tư chiến lược để chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân/sản phẩm/thị trường, đầu tư ra bên ngoài/liên doanh); theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư (gián tiếp, trực tiếp, tín dụng/cho vay); theo sự phân cấp trong quản lý dự án (thẩm quyền quyết định, phân cấp quản lý); theo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư (ngân sách Nhà nước, hỗ trợ phát triển chính thức, tín dụng thương mại, huy động từ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác liên doanh với nước ngoài, huy động từ nhân dân - Nhà nước và Nhân dân cùng làm, vốn đầu tư nước ngoài,...); hoặc theo vùng lãnh thổ (vùng, miền, tỉnh, thành). 

Các hình thức đầu tư trong nước là doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH (từ 1 đến 50 thành viên)/cổ phần/liên doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân - Các hình thức đầu tư nước ngoài là hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. 
(*)

1.Phân tích môi trường đầu tư

Ba nội dung cần nghiên cứu để khái quát - đánh giá được tình hình chung về môi trường đầu tư là tình hình kinh tế xã hội, thị trường cho sản phẩm (đang có dự định phát triển) và các yếu tố kỹ thuật của dự án.

Về tình hình kinh tế xã hội, ta phần nắm được quy hoạch tổng thể của địa phương/quốc gia trong ngắn và dài hạn, điều kiện địa lý tự nhiên/ dân số/ lao động/ khuynh hướng tiêu dùng, hệ thống chính sách kinh tế, tình hình ngoại thương và các chế định liên quan. 

Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm là bước chuẩn bị/dọn sẵn đầu ra cho sản phẩm trong tương lai (đánh giá cung - cầu/ khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, xây dựng chương trình Marketing - Bán hàng). Phân khúc thị trường thích hợp với sản phẩm được xác định dựa vào mức tiêu thụ trong quá khứ/ hiện tại (số liệu) và tương lai (dự báo); các dữ liệu kinh tế tổng thể (như tổng sản lượng sản phẩm quốc nội, thu nhập hộ gia đình/bình quân đầu người, tình hình dân số/ cơ cấu sản xuất - nhân lực, chỉ số giá, quỹ dự trữ ngoại tệ, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và định hướng/chủ trương phát triển kinh tế/xã hội của đất nước); các dữ liệu về thị trường sản phẩm (khối lượng sản phẩm trong 5 - 10 năm, biểu giá/biểu thuế sản phẩm, biến động thị trường do các sản phẩm cạnh tranh hoặc bổ sung/ thay thế,...).
Các yếu tố kỹ thuật trong một dự án đầu tư là mô tả sản phẩm dự tính phát triển (hình thức, đặc tính, chất lượng); cơ sở lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị và công suất tối ưu; chất lượng/số lượng/nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào; yêu cầu cơ sở hạ tầng (năng lượng, điện, nước, nhà xưởng, văn phòng, v.v...); nhu cầu lao động và trợ giúp chuyên môn trong quá trình sản xuất kinh doanh (lao động/nguồn lao động, nhân công và chuyên gia trong nước/ngoài nước); phân tích lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, kỹ thuật tổ chức/ xây dựng; công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường và lịch trình/tiến độ chi tiết thực hiện dự án. 


2. Tính toán lựa chọn phương án đầu tư

Bản chất của hoạt động đầu tư là làm cho đồng vốn trở nên "có giá trị" hơn sau quá trình sử dụng (đầu tư) - Hiệu quả được đo bằng ba chỉ tiêu là giá trị thực của đồng vốn, mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội dự án đem lại. 

Do đồng tiền hiện nay có đặc trưng là lạm phát - mất giá theo thời gian, nên muốn tính giá trị thực của đồng tiền tại các thời điểm khác nhau (làm cơ sở cho việc tính lợi nhuận) ta phải cần đến các khái niệm về lãi suất như lãi cho vay/ đi vay/ tiêu dùng, lãi đơn/lãi kép - Các dạng ngân lưu điển hình trong phân tích dự án đầu tư là vừa đầu tư - vừa khai thác, xây dựng cơ bản rồi khai thác hay xây dựng cơ bản một phần (vừa khai thác, vừa đầu tư). 

Các mục tiêu kinh tế quan trọng là lợi nhuận cao nhất, chi phí thấp nhất, doanh số cực đại, thị phần tối đa, tổ chức/doanh nghiệp ổn định, bền vững, xu hướng phát triển liên tục đi lên. Mục tiêu xã hội cơ bản là nhu cầu tiêu dùng tổng hợp gia tăng, phân phối thu nhập công bằng/hiệu quả, tăng trưởng thu nhập quốc dân nhanh/bền vững, số lượng việc làm tăng cao, các nhu cầu cơ bản (giáo dục, y tế, xã hội,...) ngày càng được đáp ứng tốt hơn - Phân tích hiệu quả mang lại trong tương lai là cơ sở cho việc lựa chọn một dự án để đầu tư trong hiện tại.
Các yếu tố ảnh hưởng tới độ nhạy (phản ứng/ thay đổi) của một dự án đầu tư gồm biến động của các đại lượng đầu vào (như mức lãi suất tính toán, doanh số, tuổi thọ dự án, giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất, chi phí cơ hội, v.v...) và đầu ra (như giá trị tuyệt đối của lợi nhuận thu được/giá trị kinh tế - xã hội gia tăng, hiện giá thu hồi ròng - NPV, chỉ số lợi ích trên chi phí - BCR, suất thu hồi nội bộ - IRR, điểm hòa vốn - BEP, thời gian hoàn vốn,...).

Những dự trù tài chính (dự trù vốn đầu tư cần thiết/ nguồn tài trợ/ hiệu quả sử dụng vốn, dự trù chi phí sản xuất/ khả năng sinh lợi nhuận/ rủi ro bất trắc và khả năng huy động vốn) là khả thi khi chúng thể hiện được sự hợp lý trong mối tương quan với những hiệu quả "ước chừng" đem lại (mức tối ưu chi phí/lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, thời gian hoàn vốn, khả năng thu hồi vốn, NPV, IRR, BEP, ...).


3. Lập dự án đầu tư

Dự án đầu tư là căn cứ để một doanh nghiệp quyết định việc có bỏ vốn ra đầu tư cho một dự án hay không - Là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét (thẩm định) trước khi đưa ra quyết định phê duyệt/cấp phép/tài trợ cho một dự án đầu tư. 
Dựa vào dự án đầu tư, các doanh nghiệp sẽ được tạo thuận lợi trong quá trình xin cấp phép nhập khẩu các máy móc thiết bị, gọi vốn hoặc phát hành trái phiếu/ cổ phiếu, tìm đối tác liên doanh, hòa giải tranh chấp và tiếp nhận các chính sách ưu đãi (tương ứng nếu có trong lĩnh vực đầu tư) của Nhà nước. 

Nghiên cứu cơ hội đầu tư là làm rõ sự cần thiết của hoạt động đầu tư cũng như các mục tiêu cần đạt được, ước đoán số vốn để mua sắm tài sản cố định/ lưu động phục vụ dự án, cơ cấu vốn (tỷ lệ vốn tự có, đi vay và các khoản khác), cùng những mục tiêu thể hiện tính hiệu quả về mặt kinh tế. Nghiên cứu tiền khả thi là vẽ ra bố cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật; tình hình thị trường cho sản phẩm/dịch vụ, cơ hội tài chính cho dự án, các lợi ích mà xã hội đang hướng tới có liên quan tới hoạt động của dự án. Nghiên cứu khả thi là bước sàng lọc cuối cùng để quyết định tiềm năng phát triển của một dự án (đánh giá lần cuối về kinh tế, xã hội, thị trường, công nghệ/ kỹ thuật/ tài chính, các nghiên cứu hỗ trợ, v.v...liên quan tới dự án). 

Bộ kế hoạch đầu tư cũng đã có các tài liệu hướng dẫn chi tiết về nội dung của các dự án đầu tư theo từng lĩnh vực để mọi người tham khảo khi cần - Trên đây là tám nội dung cơ bản sẽ được xem xét trong quá trình cơ quan chức năng thẩm định một dự án trước khi quyết định cấp phép đầu tư.


 4. Tổ chức nhân sự vận hành dự án

Nguyên tắc tổ chức nhân sự trong một dự án là đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra, thống nhất về mặt lãnh đạo và quản lý, mỗi thành viên biết rõ nhiệm vụ - trách nhiệm của mình, phân định quyền hạn, quyền lợi tương xứng với trách nhiệm, lãnh đạo đi đôi với kiểm tra, phạm vi lãnh đạo - chỉ đạo - kiểm tra minh bạch, quy định tinh thần hợp tác chặt chẽ vì nhiệm vụ chung. 

Các yếu tố cần quan tâm về một nhân sự là quốc tịch, chuyên môn - kỹ năng, trình độ văn hóa, giới tính, tuổi đời, bối cảnh gia đình, để đánh giá sự phù hợp với tổ chức/dự án. Những kế hoạch về lương, thưởng, chế độ phúc lợi, chương trình đào tạo, cơ cấu - số lượng công nhân viên trực tiếp/gián tiếp tham gia dự án, phương thức/chi phí đào tạo/tuyển dụng, v.v...cần tính toán cụ thể để làm căn cứ rõ ràng cho việc triển khai trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý dự án sau này. 

Tổ chức nhân sự cho một dự án thường gọn nhẹ - cơ động (linh hoạt) hơn rất nhiều so với cơ cấu tổ chức nhân sự của một công ty. 

(*) Mỗi tổ chức/công ty có một kiểu cấu trúc (mô hình tổ chức) nhân sự khác nhau. Dưới đây ta tìm hiểu qua về mô hình tổ chức nhân sự của dạng công ty cổ phần đang rất phổ biến hiện nay, để có những định hướng cơ bản trong quá trình tìm hiểu thông tin về các tổ chức kinh tế. 
Thông qua phim ảnh và nhiều tài liệu chia sẻ, phần lớn chúng ta đều đã quen với các nhân sự ở cấp điều hành (các giám đốc, phó giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng,...) và thừa hành (bộ phận quản lý chức năng, phân xưởng, công nhân viên,...) - Tất cả nhân sự ở hai cấp này đều là người lao động (được thuê). 

Đại hội cổ đông là cơ chế quyền lực cao nhất trong một công ty cổ phần (nhiều chủ) - Có quyền quyết định phương hướng, mục tiêu phát triển tầm chiến lược cho tổ chức; phân tích, đánh giá các tài liệu tổng kết theo từng năm tài chính, bầu/ bãi/ miễn các kiểm sát viên/ thành viên hội đồng quản trị; quyết định phân chia/sử dụng lợi nhuận (tỷ lệ trích lập quỹ, chia phần cho cổ đông); phân chia trách nhiệm về các thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh; xem xét/ quyết định các giải pháp khắc phục vấn đề tài chính; xem xét sai phạm của hội đồng quản trị đã gây ra thiệt hại cho công ty. Hội đồng quản trị có chức năng nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới định hướng/ chính sách phát triển của tổ chức. Có quyền bầu chủ tịch và đề cử tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng về các sai phạm trong quản lý, phạm vi điều lệ và những thiệt hại pháp lý của công ty. 



5. Quản lý dự án đầu tư

Quản lý dự án là việc thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành (điều phối), kiểm tra/giám sát để kịp thời điều chỉnh/ sửa chữa các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành dự án đi đến mục tiêu cuối cùng. Những nội dung cơ bản cần quản lý là phạm vi hoạt động, thời gian, chi phí, chất lượng, nhân sự, thông tin, rủi ro và hoạt động cung ứng - Thông qua các công cụ như cây phân tích công việc, đường cong lũy tích chi phí, sơ đồ mạng, hoạch định tài nguyên, tính toán thời gian, v.v...

(*)

Tất cả các hoạt động của chúng ta trong đời sống hàng ngày đều mang bản chất của hoạt động đầu tư. Đầu tư sức khỏe vào đâu thì hiệu quả (học hành, vui chơi, làm việc,...); đầu tư thời gian vào đâu thì hiệu quả (ăn, ngủ, nghỉ, tập thể dục, tụ tập bạn bè,...); đầu tư tiền bạc vào đâu thì hiệu quả (quần áo, sách vở, đồ ăn/thức uống,...); v.v...

Như vậy, việc ứng dụng lối tư duy đầu tư của các nhà kinh tế (phân tích nguồn lực, bối cảnh, tìm cơ hội, đặt mục tiêu và xây dựng đường lối thực hiện thông minh/ sáng tạo/ tiết kiệm/ hiệu quả nhất trong phạm vi nguồn lực mình có) ở tất cả các hoạt động thường ngày của một người học sinh, sinh viên chắc chắn cũng đem lại nhiều lợi ích tích cực lâu dài. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)