Hôn nhân là ngưỡng cửa chuyển giao giữa tình yêu đôi lứa và
các mối quan hệ gia đình - thân tộc. Loại tình cảm cần có để duy trì hôn nhân
là tình nghĩa vợ chồng (khác với tình cảm lãng mạn trong giai đoạn yêu đương) -
Nếu tình yêu lãng mạn là sự cộng dồn cảm xúc tích cực thì hôn nhân hạnh phúc là
kết quả cộng dồn của những ân nghĩa (tinh thần và hành động trách nhiệm) mà hai
vợ chồng dành cho nhau và cho hai bên gia đình.
Cửa ải đầu tiên sau đám cưới (tiếng hô vang
"đình đám" của tình yêu) là sự trầm lắng đột ngột của tình cảm vợ
chồng (thông thường xảy ra trong vài tháng đến một năm đầu sau kết hôn) - Do sự
nông nổi, bồng bột (mù quáng) trong tình yêu đã biến mất - Lý trí lên ngôi! Mỗi
người đều "bất chợt" nhận ra được rõ nàng tiên/chàng hoàng tử của mình
thực chất chỉ là một người bình thường với rất nhiều khuyết điểm (nhất
là sự bao dung, vị tha quá sức ít ỏi - Hay chấp nhặt, trách cứ, cằn nhằn, để bụng, thù
dai, v.v...) - Nhận thấy rõ những khác biệt không thể "san lấp" về tính cách
và sở thích giữa đôi bên; cộng thêm tâm lý ỷ y - coi thường (không cần
"giữ nhau" nữa vì mặc định đám cưới rồi thì sẽ là của nhau mãi mãi!)
và cả một bầy ong vỡ tổ các vấn đề “ngoại sinh” luôn chực chờ đánh vỡ hạnh phúc gia đình.
Chính vì có rất nhiều thử thách "gian nan" như vậy trong đời sống hôn nhân, nên "người yêu" của ta - người mà ta "chọn lựa để kết hôn" phải có một sức chịu đựng rất lớn - một tâm hồn rất lớn - một tình thương rất lớn (những điều chỉ có thể được thiết lập dựa trên nền tảng đạo đức đúng đắn - sâu dày) thì mới đủ sức để cùng ta đi đến hết cuộc đời - Cho nên, khi "lựa chồng - kén vợ", ta phải hết sức thông minh, tinh tế trong việc quan sát từng chi tiết nhỏ nhất - nơi cách đối xử của họ với gia đình, anh em, bạn bè, họ hàng, làng xóm, v.v... xem có tinh thần đạo đức sâu dày đó toát ra hay không, rồi mới nên đưa ra quyết định cuối cùng.
Tương ứng với mức độ đạo đức, trách nhiệm, bản lĩnh, sự tận tâm - tận tụy, cùng lòng chung thủy và tinh thần cống hiến của cả hai vợ chồng mà các cuộc hôn nhân hoặc xung đột liên miên (sóng gió - giông bão), hoặc đổ vỡ giữa chừng (ly thân, ly hôn), nhạt nhẽo (hình thức) hay thuận hòa - đầm ấm - yên vui.
Những bí quyết tâm lý cần biết trong đời sống Hôn nhân - Gia đình để tránh xung đột và mâu thuẫn không cần thiết là - 1. Yêu thương nhiều thì mệt mỏi (khi cảm xúc quá mệt mỏi, cơ thể tự động thờ ơ với đối tượng yêu thương để hồi phục lại sức lực); 2. Lòng kính trọng là suối nguồn của yêu thương (vợ chồng dù lâu năm cũng phải kính trọng nhau như lúc ban đầu - Cả hai bên phải không ngừng Hoàn thiện & Phát triển bản thân để làm mới mình trong mắt bạn đời.); 3. Những tình cảm ngoài chồng vợ chắc chắn sẽ xuất hiện (vợ chồng phải tin tưởng và giúp đỡ nhau vượt qua những cơn bão cảm xúc); 4. Chúng ta là những mảnh ghép không hoàn hảo (ai cũng có nhiều khuyết điểm nên hãy bao dung, chấp nhận cả những điểm yếu không quá quan trọng - không vi phạm đạo đức làm người của vợ/chồng mình); 5. Vợ chồng bình đẳng là phân chia lao động phù hợp với đặc điểm tinh thần/thể chất của nhau - Cùng chung sức xây dựng gia đình; 6. Bản ngã - Cái tôi của mọi người là bất diệt và với chồng/vợ mình cũng vậy (Trong mọi tình huống, phải mở lòng đón nhận những khác biệt - kiên nhẫn sửa lỗi mình và tìm cách bao dung lầm lỗi của đối phương); 7. Sự ích kỷ sẽ bóp chết yêu thương (đừng chỉ lo vun vén lẫn nhau, phải biết hướng ra ngoài lo cho hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm và xã hội với những tỉ lệ vật chất - tinh thần vừa sức).
(*)
Gia đình là tế bào của xã hội - Mỗi gia đình là một bước đệm cho Đất nước tiến lên. Gia đình có ổn định, bền vững thì xã hội mới ổn định và vững bền - Con cái mới được lớn lên toàn diện về nhân cách, phẩm chất, trí tuệ và tâm hồn - Các thành viên trong gia đình mới được khỏe mạnh, vui vẻ, và thanh thản trong đời sống mà lo chuyên tâm phát triển sự nghiệp.
Đời sống hôn nhân hay bất cứ công việc/thử thách nào trong thực tế cũng gây ra căng thẳng và áp lực rất lớn - Buộc mỗi cá nhân phải có sức chịu đựng bền bỉ không những về thể lực và còn về tâm lý - tinh thần, nên những cá nhân chịu đựng kém sẽ nhanh chóng gặp thất bại trong hôn nhân cũng như ngoài môi trường xã hội.
Do vậy, cha mẹ có nghĩa vụ tự rèn luyện không ngừng để gia tăng sức chịu đựng cho bản thân và dạy dỗ con cái bản lĩnh trong đời sống (tính tự lập, kỷ luật), lòng biết ơn - hiếu kính ông bà/cha mẹ/ những người lớn tuổi - rèn nếp sống tình nghĩa/trách nhiệm và tình yêu quê hương/đất nước - Noi gương các anh hùng dân tộc/ các danh nhân văn hóa (xây dựng tình cảm lớn - lý tưởng lớn) ngay từ nhỏ - Tạo cho các em đôi chân cứng cáp tự đứng vững giữa đời và đôi cánh dài rộng để chở che, yêu thương cho thật nhiều người khi lớn lên - Cống hiến cho xã hội những chủ nhân tương lai đủ cả Tài lẫn Đức là cách các bậc làm cha mẹ hoàn thành trách nhiệm dạy dỗ với con cái và trách nhiệm công dân với Đất nước.
(Nội dung bài viết được tham khảo từ loạt bài giảng về "Tình yêu - Hôn nhân - Gia Đình" của Thượng Tọa Thích Chân Quang - Thiền Tôn Phật Quang - Bà Rịa, Vũng Tàu)
(Nội dung bài viết được tham khảo từ loạt bài giảng về "Tình yêu - Hôn nhân - Gia Đình" của Thượng Tọa Thích Chân Quang - Thiền Tôn Phật Quang - Bà Rịa, Vũng Tàu)
0 comments:
Post a Comment