300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Wednesday, March 20, 2019

Kinh tế thương mại

Sản phẩm của mỗi cá nhân/tổ chức được làm ra nhằm mục đích trao đổi với các sản phẩm của cá nhân khác/tổ chức khác thì được gọi là hàng hóa (sản phẩm làm ra để tự phục vụ thì không gọi là hàng hóa.) - Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội - Là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Nếu hoạt động thương mại không được tổ chức hiệu quả (cầu nối giữa hàng hóa và người tiêu dùng bị gẫy đổ) thì hàng hóa sẽ ứ đọng lại trong kho của nhà sản xuất - khiến hoạt động sản xuất không quay vòng được vốn để vận hành bình thường - Khiến người tiêu dùng không có hàng hóa để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống - Về lâu dài sẽ gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế và bất ổn cho xã hội.
Trong bối cảnh xã hội tổ chức đời sống ngày một chuyên môn hóa cao hơn, người sản xuất và người tiêu dùng có xu hướng ngày càng tách biệt - ở xa nhau hơn - Những người/tổ chức đứng ra chuyên làm phần việc kết nối trao đổi hàng hóa giữa hai bên được gọi là nhà buôn hay các công ty thương mại. Sau khi xác định (ước đoán) nhu cầu thị trường về các loại hàng hóa, các công ty thương mại tiến hành tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung ứng (đơn vị sản xuất) phù hợp để thu mua hàng hóa, phục vụ việc tổ chức tiêu thụ ra thị trường - Kiếm lợi nhuận chênh lệch. Việc đánh giá kết quả phải thường xuyên được tiến hành để kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh - Đảm bảo quá trình kết nối hàng hóa tới tay người tiêu dùng không gặp trở ngại. 


Lực lượng lao động trong các công ty thương mại gồm các nhân viên trực tiếp (Bậc 1 - Bậc 2: Lao động phổ thông chưa qua đào tạo; Bậc 3 - Bậc 4: các lao động đã trải qua một quá trình đào tạo; Bậc 5: Lao động trình độ cao/lành nghề.) và các nhân viên gián tiếp (nhân viên, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp) - Được trả lương theo thời gian hoặc khoán công việc (sản phẩm/ đầu mục công việc/ doanh số). Mức thưởng hàng năm của nhân viên phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm đó (thưởng thường xuyên/ cuối năm/ tiết kiệm/ sáng kiến/ năng suất lao động cao). 

Theo quy định của Nhà nước, chủ doanh nghiệp phải hỗ trợ phần lớn chi phí đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo các khoản trợ cấp đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất cho nhân viên. 
Các khoản mục chi phí cơ bản trong hoạt động thương mại là chi phí về cơ sở vật chất (khấu hao tài sản cố định, khoản trừ dần do hư hỏng vật liệu,...); chi phí nguyên vật liệu/ nhiên liệu/ năng lượng; chi phí liên quan tới con người (tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập bất định, nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng kiến kỹ thuật, giáo dục, y tế, đào tạo, thôi việc,...); chi phí hoạt động tài chính (trả lãi vay, chiết khấu cho người mua, mua bán cổ phiếu/ trái phiếu, trích lập dự phòng - giảm giá chiết khấu/ công nợ khó đòi/ giảm giá hàng tồn kho, hoa hồng cho đại lý và các dịch vụ ủy thác); chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện/nước/điện thoại/internet/v.v..., sửa chữa tài sản cố định/nhà cửa/công cụ, thuê nhà/bến bãi/bốc dỡ/kho tàng/phương tiện/vận tải, kiểm toán, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật/tài liệu/bằng sáng chế,...); các khoản trích nộp (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội/y tế/ lao động, các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của Pháp luật, v.v...); chi phí thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa (tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hội trợ, triển lãm và các chi phí liên quan như giao dịch/ đàm phán/ tiếp tân/ khai trương/ ....); các loại thuế và lệ phí (xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, môn bài, thuế sử dụng đất/tài nguyên, lệ phí cầu/ đường/ phà/ giao thông); v.v...


Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động thương mại đang ngày càng lan sâu, tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực - với sự tham gia của các nhà sản xuất/kinh doanh thương mại ở khắp các khu vực. Biểu hiện rõ nét qua sự hình thành các hiệp định liên kết kinh tế khu vực từ châu Âu (thị trường nội khối liên minh châu Âu - EU), châu Mỹ (hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA, thị trường chung Nam Mỹ - MERCOSUR), sang châu Á (ASEAN) và rất nhiều các hiệp định song phương giữa các quốc gia với nhau (như Việt Nam với liên minh châu Âu/ Hoa Kỳ/ Trung Quốc) - Trên tất cả là tổ chức thương mại thế giới WTO với một bộ luật đồ sộ để hỗ trợ/quản lý hoạt động thương mại tự do lớn nhất thế giới (quy định các nguyên tắc và ngoại lệ trong ứng xử, đặt ra các điều luật về thương mại hàng hóa - dịch vụ/ sở hữu trí tuệ/ giải quyết tranh chấp - Điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp trên lãnh thổ của các nước thành viên - Đảm bảo hàng hóa được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình lưu chuyển xuyên biên giới quốc gia.)

Khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế, các thương nhân cần tuân thủ những điều luật đã được quy định trong mua bán hàng hóa (điều kiện cơ sở giao hàng, hợp đồng mua bán, thanh toán), thực hiện các giao dịch nhượng quyền thương mại/ logistic/ thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment