Lãnh đạo là tổ hợp các hoạt động chỉ đạo, gợi ý, hỗ trợ - động viên, đôn đốc, làm gương, ủy quyền , v.v... để tổ chức, khơi thông và định hướng sức mạnh tập thể hướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung.
Theo tổng thống John Quincy Adams của Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo là người có khả năng khiến nhiều người khác dám dũng cảm ước mơ nhiều hơn, chịu khó nỗ lực học hỏi nhiều hơn và hăng hái lao động nhiều hơn. Do đó, nhiều người còn định nghĩa một nhà lãnh đạo đúng nghĩa là người có khả năng "truyền cảm hứng" (có năng lực lôi cuốn, hấp dẫn và định hướng người khác tin tưởng, hào hứng đi theo tầm nhìn/viễn ảnh mình tạo dựng/ nhìn thấy.)
Để trở thành một lãnh đạo xuất sắc cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất và năng lực khác nhau như:
- Khả năng tìm kiếm cơ hội, chấp nhận rủi ro, đặt mục tiêu hiệu quả.
- Kiên trì thực hiện cam kết đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực thi hợp đồng.
- Kỹ năng giám sát và lập kế hoạch theo hệ thống.
- Kỹ năng ủy quyền, tìm kiếm/ thu thập/xử lý thông tin hiệu quả.
- Năng lực thuyết phục mạng lưới công việc (hệ thống nhân viên) tích cực hoạt động.
- Tự tin, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, nhất quán, đam mê, khát vọng, lý tưởng, v.v...
Do đó, người độc tài, độc đoán, chuyên quyền (không thu phục được lòng người), lười biếng (không phát huy được năng lực đỉnh cao), lạm dụng quyền lực (nêu gương xấu trong tổ chức) thì không thể trở thành một nhà lãnh đạo đúng nghĩa.
Hoạt động lãnh đạo và quản trị thường khó phân biệt rõ rệt, tuy nhiên, vẫn có những điểm cơ bản (đối tượng tác động, nhiệm vụ, công cụ, chức năng/vai trò với tổ chức) để phân biệt hai lĩnh vực này một cách tương đối.
(*) Nhà quản trị có nhiệm vụ giữ chặt phương hướng để chỉ đạo xuyên suốt hoạt động của toàn bộ hệ thống nên họ chỉ được phép "Làm đúng" theo những gì nội dung chiến lược đã vạch ra. Còn đối tượng thực hiện nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là con người (rất phức tạp và biến động thường xuyên) nên "những điều đúng" cần phải làm là rất nhiều và hết sức rất linh hoạt (tùy đối tượng, hoàn cảnh) - Miễn sao đảm bảo công việc được thực thi hiệu quả, không vi phạm những điều luật/ điều lệ của tổ chức và đi theo đúng đường hướng chiến lược chung của tổ chức là đạt yêu cầu.
Thước đo chất lượng công việc của một nhà lãnh đạo là Hiệu quả công việc (Hiệu quả = Kết quả - Chi phí).
(*)
Từ cổ điển cho tới hiện đại có rất nhiều học thuyết về Lãnh đạo và quản trị, như:
Các lý thuyết cổ điển theo quan điểm khoa học của Taylor, Fank B & Liliant M.Gibreth; theo quan điểm hành chính của Henry Fayol, Max Weber, Chester Barnard; hay các thuyết về hành vi/tâm lý xã hội; v.v...Các lý thuyết hiện đại thì nghiên cứu tiếp cận theo hệ thống, khảo sát ngẫu nhiên/quá trình, mô hình năng lực, tổ hợp ba kỹ năng (kỹ thuật - con người - nhận thức/tư duy), phát triển cán bộ điều hành, bố trí người điều hành (chọn người thích hợp, phát triển kỹ năng lãnh đạo, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả); v.v...
Tuy nhiên, tất cả những kiến thức và kỹ năng được đưa ra chỉ là cành lá chứ chưa phải là cội nguồn - gốc rễ sản sinh ra hoa trái đích thực (những nhà lãnh đạo tuyệt vời).
Ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều nhà lãnh đạo mặc dù nắm được hết các lý thuyết, kỹ năng lãnh đạo - quản trị, nhưng không có khả năng "truyền thần" - Gây ảnh hưởng/ ấn tượng một cách tích cực, đậm sâu trong lòng người đối diện chứ chưa nói tới khả năng khiến các nhân viên can đảm, tự nguyện vượt lên bản năng/tính ỳ cố hữu của bản thân mà năng động, sáng tạo để đạt hiệu quả vượt trội hơn trong công việc. Vì "thần" chỉ truyền được khi bên trong nhà lãnh đạo có "thần" - Mà "Thần" đó thì chỉ xuất hiện khi người lãnh đạo có đạo đức cao trong đời sống (Trung thực, trách nhiệm - Tác phong, thái độ, cử chỉ - Cách chơi/ cách tiếp xử thích hợp/đúng đắn theo từng hoàn cảnh) - Đạo đức cao trong công việc (Tận tụy, cống hiến, nỗ lực hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ - Công bằng/ trung thực/ thương yêu - Thật lòng vì nhân viên, hy sinh cho nhân viên, mong muốn nhân viên thành công, v.v...).
Vậy nên, để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, trước hết chúng ta cần rèn luyện dần khả năng "quên bớt" lợi ích nhỏ nhoi của bản thân mình để sống vì mọi người từng chút một "cho quen"...Hay chí ít là bỏ dần đi những niềm vui, sở thích lặt vặt, không có ích lợi lâu dài cho tương lai để tập trung vào các hoạt động hữu ích cho phát triển bản thân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình trong thị trường lao động (nếu đi tìm việc làm) và trong thị trường cạnh tranh (nếu tự đứng ra sản xuất - kinh doanh) vì lợi ích của bản thân và gia đình mình - Vì mỗi chúng ta đều đang từng ngày phải đảm nhận vai trò của một nhà người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng quyết định sống còn cho cuộc đời mình!
Chúng ta thành công hay thất bại, vui sướng hay đau khổ, có ích hay vô dụng là tùy thuộc vào tài năng tự lãnh đạo bản thân của chính mình.
Chúng ta thành công hay thất bại, vui sướng hay đau khổ, có ích hay vô dụng là tùy thuộc vào tài năng tự lãnh đạo bản thân của chính mình.
0 comments:
Post a Comment