Loài người xuất hiện cách nay hàng triệu năm, nhưng những thành tựu về vật chất và tinh thần ghi được những dấu ấn lớn lao đủ sức lưu giữ, truyền trao lại cho thế hệ con cháu ngày nay (các nền văn minh theo ghi nhận của lịch sử hiện tại) chỉ mới xuất hiện cách nay khoảng 6000 năm (-4000)
Các nền văn minh ra đời sau - kế thừa những thành tựu của các nền văn minh đi trước để hình thành nên một mạch phát triển liên tục không gián đoạn trong lịch sử văn minh loài người. Tất cả những thành tựu ngày nay chúng ta có được từ rất nhỏ (như các con số, con chữ, các tiên đề toán học, các quy luật vật lý cơ bản, v.v...) tới rất lớn (như máy bay, tàu cao tốc, phi thuyền, khoa học vũ trụ, tâm linh siêu hình chân chính, v.v...) đều không phải tự nhiên mà có - Tất cả đều đã được hình thành và truyền trao, tiếp nối, phát triển qua một quá trình lịch sử rất dài, nhiều thăng trầm, nhiều thành tựu nhưng cũng đầy rẫy thương đau.
Ở đâu có nước, ở đó có văn minh. Con người đi lên từ đời sống lo ăn - lo mặc (săn bắt, hái lượm) nên những khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn sống dồi dào (đồ ăn, đồ mặc) đã thu hút được một sự quần cư đông đảo - làm tiền đề cho việc hình thành những cộng đồng đông đúc cùng hợp sức làm việc, sáng tạo, xây dựng nên những thành tựu/di sản to lớn hơn mà sự lẻ tẻ, phân tán - riêng rẽ, "đói ăn, đói mặc" không thể làm được. Đây chính là lý do những nền văn minh đầu tiên của con người xuất hiện ở phương Đông - Nơi có những vùng đất bằng phẳng, rộng lớn, mưa thuận gió hòa - cùng nhiều con sông lớn dồi dào nguồn nước, màu mỡ phù sa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và đời sống tập trung của các tộc người đông đúc (Hạ lưu sông Nile, Euphrates, Tigris, Ấn - Hằng, Hoàng Hà - Trường Giang) - Chứ không phải ở phương Tây nhỏ hẹp, chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, đời sống khó khăn như ngày nay nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng khi chỉ nhìn vào các thiết bị/máy móc mới của thời đại.
(*)
Chữ viết là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển trình độ trí óc và tư duy ở con người - Chữ Hy Lạp cổ đại (Latinh, Slavo) làm nền tảng cho chữ viết của nhiều dân tộc hiện đại ngày nay là thành tựu được kế thừa từ chữ viết cổ đại của người Ai Cập và Lưỡng Hà (với trung gian là tộc người Phenixi hành nghề buôn bán qua Địa Trung Hải) - Như danh từ "Paper" (giấy) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu người Ai Cập dùng làm giấy (một loại cây sậy mang tên Papyrus), v.v...Về Toán học, người Ai Cập đóng góp cho thế giới các phép tính cộng - trừ, phương pháp tính diện tích hình học đơn giản, giá trị của số pi và định lý Pitago - Người Lưỡng Hà đóng góp các khái niệm về phân số, lũy thừa, căn bậc 2/bậc 3, phương pháp giải phương trình 3 ẩn số. Các nhà chiêm tinh học cổ đại ở đây đã phân biệt 12 cung hoàng đạo, nhận diện sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ - Phân chia một năm thành 365 ngày và dùng quy luật tháng nhuận để đảm bảo tính chính xác của lịch và thời gian thực của mùa vụ (Trái Đất). Người Ai Cập từ cổ xưa đã có những thành tựu lớn trong Y học mà sau này được Hipppocrates (người Hy Lạp) - cha đẻ của Y học Tây phương kế thừa như khái niệm Nội khoa, Ngoại khoa - giải phẫu mắt, răng, dạ dày, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...- Biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy của ngành Y hiện nay chính là biểu tượng của thần bảo trợ Y học trong niềm tin người Lưỡng Hà (thần Ninghizita)
(*)
Hệ chữ số Arap ngày nay, đặc biệt là số 0 đều là thành tựu của người Ấn Độ. Các phép căn bậc 2/bậc 3, cấp số, quan hệ 3 cạnh trong một tam giác và tính chính xác số pi tới 3.1416 là những thành tựu toán học của người Ấn Độ. Bất ngờ thay! nội dung định luật vạn vật hấp dẫn được biết tới của Newton (thế kỷ 18) cũng đã xuất hiện ở Ấn Độ vào 500 năm TCN - "...Trái Đất - do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó...". Người Ấn Độ từ xưa đã rất rành rọt về giải phẫu học (biết rõ về dây gân, cách chắp ghép hộp sọ, cắt màng mắt, tiến trình phát triển của thai nhi!).
Trong bối cảnh loài người cổ xưa (và một phần rất đông cho tới tận ngày nay) Tôn thờ - Khuất phục - Sợ hãi một Đấng Sáng Thế (tùy nơi/tùy niềm tin mà có tên gọi khác nhau) tạo ra loài người và vạn vật trong thế gian thì trên đất nước Ấn Độ - Hơn 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh (cách ngày ngay hơn 2500 năm) - Xuất hiện một con người lịch sử (có thật) - đưa ra một tuyên bố đảo lộn trời đất, đi ngược lại niềm tin nhân loại thời bấy giờ nhưng lại rất gần với khoa học ngày nay rằng: Không có một Đáng Sáng Thế nào tạo ra thế giới này - Mà sự thật là cả Vũ trụ đều vận hành theo một quy luật tối cao là Nhân Quả - Ứng với nghiệp thiện/ác mà mình đã gây ra (Nhân) - Theo nhân duyên, vạn vật (kể cả con người) biến hiện không ngừng - Mỗi người tự quyết định/lãnh chịu cuộc đời mình (Quả) chứ không do bất cứ Thượng Đế/Thần linh nào tùy ý ban cho/trừng phạt. Do đó, mỗi con người phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình - Phải tu tập theo đúng "Bát chánh đạo" (1.Chánh kiến; 2.Chánh tư duy; 3.Chánh ngữ; 4.Chánh nghiệp; 5.Chánh mạng; 6.Chánh tinh tấn; 7.Chánh niệm; 8.Chánh định) để tiến tới thuần thiện - tiêu diệt bản ngã ngu si ích kỷ (vô minh) để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn và cuối cùng là siêu thoát hoàn toàn khỏi mọi nẻo đường đau khổ (kể cả thân phận người hoặc trời) - Đó chính là giáo chủ khai sáng Đạo Phật - Sakya muni Buddha.
Ngày nay, dưới sự phát triển lớn mạnh của khoa học, nhiều nội dung "kỳ lạ" trong giáo lý của đạo Phật đã được chứng minh như: Trái đất của chúng ta không phải một khối vững chắc mà kỳ thực rất giòn bở (quốc độ nguy thúy!), ngoài trái đất này còn vô số hành tinh khác (cõi khác) và nhiều trong số đó cũng có sự sống/có nền văn minh; bí ẩn của thiền định Phật giáo giúp nhiều vĩ nhân thành công; hay cây cối cũng có tâm thức và ở khắp mọi nơi (từ nước uống, cơm ăn, mặt đất cho đến không khí, v.v...) đều có các sự sống hết sức nhỏ bé tồn tại (vi khuẩn, virus) - Nên Đức Phật không cho phép các đệ tử của mình đổ nước sôi xuống mặt đất, không được tàn phá từng nhành cây/ ngọn cỏ và trước khi uống nước phải nghĩ tới các sinh thể nhỏ bé ở trong nước uống, tỏ lòng thương tiếc rằng mình không cố ý sát sinh và cầu nguyện cho chúng v.v...Nhưng phía trước vẫn là một biển rộng lớn - mênh mông những tri thức "kỳ lạ" khác trong đạo Phật mà khoa học hiện đại chưa thể chứng minh nhưng cũng không thể bác bỏ vì những bằng chứng thực tế vẫn hiện diện ở khắp nơi (như luật Nhân quả, Luân hồi, Tái sinh, các thế giới vô hình hay rất nhiều nền văn minh đã từng xuất hiện - tồn tại - đạt tới đỉnh cao rồi bị hoại diệt trước khi nền văn minh hiện tại chúng ta biết xuất hiện, v.v...).
"Đừng tin những gì do lời đồn đại,
Đừng tin những gì cho truyền thống để lại.
Đừng tin những gì do những người có vẻ khả kính nói ra,
Đừng tin những gì mà ý nghĩ chủ quan của mình cho là đúng.
Hãy chỉ tin những gì mình đã cân nhắc, suy xét, thực hành và thấy rõ kết quả."
Lời dạy của Đức Phật dành cho những người trẻ từ hơn 2500 năm trước - Như một lời mời thân thiện chào đón các nhà khoa học của thế kỷ 21 tiến vào biển giáo lý đạo Phật.
Do đó, nhà bác học vĩ đại nhất thế kỷ 20 - Người Do Thái - Đạo gốc Kito (Albert Einstein) đã nói một cách công tâm rằng: Tôn giáo của nhân loại trong tương lai phải là đạo Phật vì không những có khả năng đồng hành cùng khoa học mà giáo lý đạo Phật còn có thể dẫn đạo cho khoa học đi lên - Kết quả là, sau tuyên bố của ông, nhiều nhà khoa học lớn của thế giới đã "lên đường" nghiên cứu Đạo Phật để rồi năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhóm họp tại NewYork đã chính thức đồng thuận lấy ngày sinh của Đức Phật làm ngày Văn hóa và Tôn giáo Thế giới - Đại lễ Vesak Quốc tế - Mặc dù đạo Phật là tôn giáo cổ xưa nhất và số lượng tín đồ ngày nay là ít nhất trong số ba tôn giáo truyền bá khắp thế giới (Hồi giáo, Kito giáo, Phật giáo.) Do đó, có thể nói, đạo Phật là một đóng góp vĩ đại của văn minh Ấn Độ vào kho tàng di sản Nhân loại.
Ngay cả khi các tư tưởng dân chủ - đòi quyền bình đẳng, tiến bộ Tây Âu còn chưa kịp ra đời - Giữa một xã hội Ấn Độ phân chia đẳng cấp nặng nề - Đức Phật - Một người thuộc giai cấp cao quý nhất trong xã hội thời bấy giờ đã tuyên bố: "Không có giai cấp khi máu cùng đỏ - Không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn" - Tư tưởng của Người là không chấp nhận sự phân chia giai cấp theo nguồn gốc giống nòi hay tiền bạc, địa vị xã hội mà chỉ lấy đạo đức sống, trí tuệ và lòng từ bi - thương yêu mọi người - mọi loài để làm thước đo giá trị một con người.
Không vũ khí sát thương, không có sự đổ máu - Không bất cứ một sự cưỡng ép nào dù là nhỏ nhất - Hoàn toàn thông qua đối thoại tự nguyện của trí tuệ và lương tri - Đạo lý của Đức Phật đã cảm hóa được khắp một khu vực rộng lớn từ lục địa Ấn Độ - lan sang xứ Ba Tư ở phía Tây (Khu vực Lưỡng Hà - Iran, Iraq ngày nay) - tràn qua phía Đông (Đông nam Á, Trung Hoa, Tây Tạng) - Từ dân thường cho tới Quốc Vương của nhiều đế quốc/đất nước cổ đại đều đi theo đạo Phật - Đạo Phật đi tới đâu cũng tùy thuận theo phong tục, tập quán của người dân nước đó mà củng cố lòng yêu quê hương, đất nước - khuyến khích tinh thần đoàn kết, trung thủy, gắn bó giữa các tầng lớp dân cư - bảo hộ sự trường tồn vững trãi của mỗi quốc gia - trở thành quốc đạo riêng cho mỗi đất nước. Đi tới đâu đạo Phật cũng hướng dẫn được cho nền kinh tế xã hội phát triển một cách lành mạnh - Giữ gìn sự ổn định của nền chính trị - Góp phần ngăn chặn ngay từ trong tư tưởng của cả vua quan và dân chúng những nguyên nhân kích động chiến tranh giữa các quốc gia khác nhau - Góp phần lập nên một nền hòa bình chung vô cùng bền vững từ tận "gốc rễ" cho cả khu vực. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử hiện đại tin tưởng rằng, nếu giáo lý Từ bi - Trí tuệ của Đức Phật cứ tiếp tục đà lan truyền như vậy sang hết phương Đông - rồi sang hết phương Tây thì con người đã có cơ hội được thuần thiện dần và nhân loại sẽ không phải liên tục trải qua những cuộc chiến tranh và xung đột quá sức khốc liệt, dai dẳng, chán ngán như ngày nay.
Đáng tiếc là 1787 năm sau - Đế quốc Hồi giáo đã chặn đứng dòng chảy Từ bi - Trí tuệ đó bằng sức mạnh của "thanh gươm" và chỉ chịu dừng bước trước vó ngựa Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy (vào thế kỷ13) - Sau sự kiện 10.000 tăng ni sinh (đại học Nalanda) tu theo hạnh nhẫn nhục bị hơn 100 lính Hồi Giáo sát hại cùng toàn bộ kinh sách Phật giáo bị tiêu hủy liên tục trong 3 tháng! - Thì đạo Phật gần như bị xóa trắng tại Ấn Độ - Tư tưởng phân biệt đẳng cấp nặng nề quay trở lại khống chế toàn bộ đất nước này và cả thế giới bắt đầu lún sâu vào chiến tranh, bạo loạn, ngăn cách, chia rẽ cho tới tận ngày nay.
(*)
Một trong những cái nôi lớn của nhân loại chính là văn minh Trung Hoa, với những đóng góp tri thức trên nhiều mặt cho nhân loại. Như về Văn học thì có Kinh thi (thời Xuân Thu) do Khổng Tử biên tập, thơ Đường của Lý bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, các tiểu thuyết bất hủ thời Minh Thanh như tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), thủy hử (Thi Nại Am), tây du ký (Ngô Thừa Ân), hồng lâu mộng (Tào Quyết Cần),...Về toán học thì có các khái niệm về số thập phân, số âm, số dương, số pi đúng đến 8 chữ số sau dấu phẩy, căn bậc 2, căn bậc 3 và giải phương trình bậc 1.
Về thiên văn học, người Trung Hoa đã dựng được bản đồ 800 vì sao và tính được chu kỳ gần đúng của 120 vì sao để lập nên lịch can chi, phát hiện ra vết đen mặt trời và phát minh ra dụng cụ dự báo động đất.
Đóng góp nổi tiếng của Trung hoa về Y học là hệ thống huyệt đạo trên con người mà khoa học hiện đại mới chỉ tìm được cách nhận biết chứ không giải thích được.
Tư tưởng triết học của người Trung Hoa rất phong phú như âm dương bát quái, ngũ hành, nho giáo (Khổng Tử), đạo giáo (Lão Tử, Trang Tử), pháp gia (Hàn Phi Tử) hay mặc gia (Mặc tử). Ngoài ra, người Trung Hoa giỏi buôn bán và tư duy sáng tạo nên đã có một nền thương mại phát triển từ rất sớm, trong đó con đường tơ lụa thông thương sang phương tây là nổi tiếng nhất, với các sản phẩm đặc trưng là đồ sứ, diêm quẹt, giấy, thuốc súng, la bàn, nghề in.
Đóng góp nổi tiếng của Trung hoa về Y học là hệ thống huyệt đạo trên con người mà khoa học hiện đại mới chỉ tìm được cách nhận biết chứ không giải thích được.
Tư tưởng triết học của người Trung Hoa rất phong phú như âm dương bát quái, ngũ hành, nho giáo (Khổng Tử), đạo giáo (Lão Tử, Trang Tử), pháp gia (Hàn Phi Tử) hay mặc gia (Mặc tử). Ngoài ra, người Trung Hoa giỏi buôn bán và tư duy sáng tạo nên đã có một nền thương mại phát triển từ rất sớm, trong đó con đường tơ lụa thông thương sang phương tây là nổi tiếng nhất, với các sản phẩm đặc trưng là đồ sứ, diêm quẹt, giấy, thuốc súng, la bàn, nghề in.
(*)
Khoảng 1000 năm sau người Hy Lạp và La Mã đã kế thừa những thành tựu đã có của văn minh thế giới và đưa nền văn minh Tây Âu lên một đỉnh cao mới.
Đầu tiên là người Hy Lạp - Kế thừa nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà và phát triển thành các khái niệm cơ bản quan trọng trong khoa học tự nhiên như tiên đề Ơ-clit (nền tảng của hình học sơ cấp), định lý Pi-ta-go, định lý Talet, các khám phá vật lý của Acsimet như nguyên lý đòn bẩy, gương cầu lõm, máy bắn đá, lực đẩy tác động lên một vật nằm trong lòng chất lỏng. Đặc trưng kiến trúc của người Hy Lạp là thanh thoát, hòa nhã, hình thức giải trí nổi bật là kịch nói (bi kịch, hài kịch).
Sau đó, người La Mã cổ đại kế thừa nền văn minh Hy Lạp và tạo một nền móng chuẩn bị cho nền văn minh Tây Âu phát triển. Thành tựu nổi bật của văn minh La Mã là sự hòa trộn - Cải biến lời dạy của Chúa Giê-su với Kinh Cựu Ước thành đạo Kito - Thành lập nên một giáo hội quốc tế được tổ chức chặt chẽ, bề thế - Dưới sự yểm trợ của các hoàng đế La Mã để tạo đà lan tỏa toàn cầu. Những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Hồi giáo và Kito giáo diễn ra liên miên từ năm 1095 đến 1272 (9 cuộc Thập tự chinh) - Không những để giành giật vùng đất thánh Israel mà còn để bảo vệ toàn vẹn diện tích lãnh thổ thuộc quyền thống trị của tôn giáo mình trước nỗ lực bành trướng bằng quân sự của tôn giáo kia.
Sự thống trị của Giáo hội và nền triết học kinh viện đã kìm hãm sự phát triển của mọi tư tưởng tiến bộ khác với nội dung kinh thánh, như Giordano Bruno bị nhà thờ thiêu sống trên dàn hỏa vì dám nói mặt trời là trung tâm của thái dương hệ - một sai lầm nghiêm trọng so với Kinh thánh; Nikolai Kopernik - một giáo sĩ Ba Lan - dù biết, nhưng suốt cuộc đời không dám công bố thuyết Nhật Tâm vì sợ nhà thờ trừng phạt; Galileo - cha đẻ của quan sát thiên văn học hiện đại - cha đẻ của vật lý hiện đại - cha đẻ của khoa học hiện đại - dưới sức ép của nhà thờ đã buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời. Đó chính là lý do trong lịch sử phương Tây xuất hiện khái niệm "Đêm trường Trung cổ"
Cực đoan này dẫn tới cực đoan khác, sau khi được "giải phóng" khỏi sự kìm kẹp của giáo hội nhờ các cuộc đấu tranh do giai cấp Tư sản dẫn đầu, châu Âu lột xác với phong trào Phục Hưng đi ngược lại văn hóa nhà thờ trên mọi phương diện nhất là trong tư tưởng, văn học, nghệ thuật - Theo chiều hướng mỗi ngày một cởi mở, một phóng khoáng tối đa! (Tương tự như ngày nay ta thấy) - Tôn vinh tình yêu, sắc đẹp, tự do tư tưởng - Cổ vũ sự vui vẻ và tận hưởng cuộc sống nhiệt tình!
Theo sự biến đổi của xã hội, giai cấp tư sản (tầng lớp giàu có mới nổi) cũng ủng hộ nhiệt tình một cuộc cải cách tôn giáo (từ Kito sang Anh giáo/ Thanh giáo hay Tin Lành) cho phù hợp với lối sống của mình - Đơn giản hơn, thực tiễn hơn, gọn nhẹ và linh hoạt hơn - Hoàn toàn trái ngược với tình hình ở thế giới Hồi giáo bên cạnh (Khép kín - Giữ đạo và sùng đạo tuyệt đối).
(*)
Văn minh cận và hiện đại gắn liền với nền Văn minh Công nghiệp.
Vào thế kỷ 15, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, giới Tư sản có nhu cầu đẩy mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang phương Đông để tìm kiếm lợi nhuận và trao đổi các mặt hàng đặc sản Đông phương như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi, v.v...Nhưng con đường độc đạo trên đất liền thông thương sang phương Đông (con đường Tơ lụa) bị người Hồi giáo chiếm giữ thì không thể đi qua được (Nếu không muốn chết) - Đến nỗi, con đường "liều chết" lênh đênh trên biển với hy vọng mong manh tìm "lối mới" mới sang phương Đông nghe có vẻ còn khả thi hơn! Đây chính là lý do các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ 15 - 16 đã được giới Tư sản phương Tây hết sức ủng hộ.
Từ đó, các giáo sĩ, nhà buôn, quân nhân, cả các nhà nghiên cứu khoa học cũng lên đường vượt đại dương tìm đến những vùng đất mới, những kiến thức mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học, v.v...tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản và các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật về sau:
- Cách mạng Công nghiệp 1.0 (1782): Động cơ hơi nước
- Cách mạng Công nghiệp 2.0 (1872): Động cơ điện
- Cách mạng Công nghiệp 3.0 (khoảng 1969): Kinh tế kết nối (bóng bán dẫn, vi mạch, internet.)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hiện nay): Vạn vật kết nối (Kỹ thuật số, vật lý, sinh học.)
Văn minh thế giới là một dòng chảy liên tục - xuyên suốt và có tính kế thừa chặt chẽ. Nếu hiểu được rõ tận nguồn gốc tất cả những điều trong thế giới hiện tại từ các vật dụng thông thường cho tới những công trình kiến trúc, những nền văn hóa - tư tưởng, lối sống, v.v.. đều do một quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, chiến đấu gian nan, vất vả để thành hình thì ta sẽ trân trọng được tất cả những vật dụng mình xúc chạm thường ngày (mồ hôi, nước mắt của các nhà khoa học/kỹ thuật/thương nghiệp) - Biết ơn được cuộc sống vì tất cả những tiện lợi mình đang thụ hưởng ngày hôm nay - Tri ân được biết bao lớp người đã đánh đổi cả cuộc sống - xả bỏ cả xương da, máu thịt để mỗi chúng ta hôm nay cứ hễ sinh ra là có ngay quyền Được sống - Được làm người một cách tự do - bình đẳng.
Cuộc sống của một con người có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về quá khứ và tràn đầy lòng biết ơn chân thành trước tất cả mọi điều trong hiện tại thì tự động giàu có hơn, phong phú hơn, nhiều màu sắc và niềm vui hơn bất cứ cuộc sống xa hoa nào mà Không biết tới - Không biết ơn được sự khó nhọc của dòng lịch sử.
0 comments:
Post a Comment