300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Tuesday, March 5, 2019

Luật kinh tế cơ bản


Luật kinh doanh là tổng hợp các Quy phạm Pháp luật được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ quản lý kinh tế và các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh thông qua phương pháp mệnh lệnh và thỏa thuận. 

Chủ thể kinh doanh bao gồm các chủ thể Pháp nhân, Thể nhân (Trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm vô hạn) và Doanh nghiệp. Có nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp như theo dấu hiệu sở hữu (Doanh nghiệp Nhà nước/tư nhân/tập thể, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội.); theo phương thức đầu tư vốn (DN có vốn đầu tư trong nước hoặc nước ngoài - Một chủ hoặc nhiều chủ) hay theo tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản (trách nhiệm hữu hạn/vô hạn).

Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động nhằm mục đích kinh doanh hoặc công ích (những lĩnh vực phục vụ dân sinh không đem lại lợi nhuận kinh tế mà các thành phần khác trong xã hội không thể gánh vác.) - Hoạt động độc lập hoặc là một thành viên của tổng công ty Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập - Quy mô lớn/Tổng công ty Nhà nước thì mới có hội đồng quản trị điều hướng cho hoạt động của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và ban kiểm soát. Còn các doanh nghiệp nhỏ thì giám đốc và bộ máy giúp việc tự phối hợp làm việc với nhau mà không có hội đồng quản trị. Doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã) thì có thành phần quản lý nội bộ gồm đại hội xã viên, ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã và ban kiểm soát. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ - Chủ thể tự bỏ vốn làm ăn, nắm toàn quyền điều hành và lợi nhuận kinh tế, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý cho hoạt động làm ăn của mình. 

(*)

Có bốn loại hình Công ty là TNHH (một thành viên hoặc từ 2 đến 50 thành viên), công ty cổ phần và công ty hợp danh. Các loại hình công ty này đều có vấn đề chung là việc chia/tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi. Các vấn đề liên quan tới thành viên công ty là tư cách thành viên (điều kiện thành lập và mất đi), vốn góp, quyền mua lại vốn góp, quyền hưởng thừa kế, những quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty và công ty. 


Công ty TNHH là hình thức phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, tổ chức điều hành đơn giản, số vốn ít (với các chủ thể góp vốn thường là người quen biết với nhau), chịu ít sự quản lý/điều kiện bắt buộc từ Pháp luật hơn so với công ty cổ phần, nhưng không được phép công khai huy động vốn trong công chúng. Công ty cổ phần được góp vốn bởi các cổ đông. Vốn góp được tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán dưới hình thức cổ phiếu. Tổ chức quản lý trong nội bộ công ty gồm bốn cấp: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc/tổng giám đốc công ty và ban kiểm soát. Công ty hợp danh phải do ít nhất hai thành viên (là chủ sở hữu chung) cùng kinh doanh dưới một tên chung - cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra giữa các chủ thể nước ngoài (cá nhân/tổ chức kinh tế) và trong nước (bên Việt Nam), qua các hình thức hợp đồng hợp tác, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, hợp đồng BOT/BTO/BT (B: xây dựng, T: chuyển giao, O: kinh doanh) hay đầu tư các khu chế xuất/ khu công nghiệp/ khu công nghệ cao. 


Các hợp đồng kinh tế được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, theo đúng pháp luật và chịu trách nhiệm tài sản - Thống nhất về các điều khoản chủ yếu/ thường lệ/ tùy nghi - Sau đó tiến hành ký kết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Được đảm bảo thực hiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.

Tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết theo nhiều cách (ứng với tùy trường hợp cụ thể) như hòa giải, thương lượng, mời trọng tài hoặc đưa lên tòa án. Các vụ án kinh tế được giải quyết trên nguyên tắc cơ bản là hòa giải, tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, các chủ thể đều được bình đẳng trước pháp luật, toà án chỉ tiến hành xác minh và thu thập chứng cứ (không tiến hành điều tra) - Đảm bảo xét xử công khai, nhanh chóng, kịp thời. 
Tham gia vào một cuộc chơi mà không biết rõ, thậm chí không biết gì về luật chơi là "đặc sản" cần cố gắng loại bỏ của người Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Việc không hiểu luật khiến chúng ta lúc thì ngông cuồng (dám làm cả  những điều bị cấm...do không biết luật), lúc thì quá sợ hãi (không dám đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng của mình...do không biết luật). Trong bối cảnh nước nhà ngày một mở cửa, bạn bè - đối tác ngày càng nhiều, ngày càng lắm luật lệ, quy tắc pháp lý ràng buộc thì mỗi người trong chúng ta, tùy theo lĩnh vực mình hoạt động (sinh sống, làm việc, kinh doanh) cũng cần có những hiểu biết cơ bản về luật pháp tương ứng để tránh bị "bắt nạt". 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment