Trong một trận đá banh, nếu không có trọng tài đứng ra điều hành trận đấu mà để cuộc chơi tự do diễn ra, không luật lệ, không có ai kiểm soát, mỗi cầu thủ/mỗi đội tuyển tùy ý "chơi theo cách của mình" thì chắc chắn hỗn loạn, thậm chí giao chiến quyết liệt sẽ nổ ra và tất cả đều "hết chơi".
Cũng vậy, một xã hội với sự quy tụ của nhiều cá nhân, nhiều nhóm người (giai cấp) theo đuổi những lợi ích khác nhau, cùng trong cuộc đua tranh - giành giật những điều kiện vật chất và tinh thần hữu hạn của quả Đất, cũng luôn cần một trọng tài để điều hành trận đấu nhằm tránh sự tiêu diệt lẫn nhau giữa các bên (giữa các giai cấp). Ông trọng tài đó ở trong mỗi quốc gia được gọi là Nhà nước.
Nhà nước ở bên nào (ở giai cấp nào) thì "bênh vực"/"thiên vị" cho giai cấp đó. Như Nhà nước Việt Nam là kiểu Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa (Các kiểu nhà nước khác là Nhà nước Chủ nô/ Phong kiến/ Tư sản) nên Pháp luật do Nhà nước định ra có xu hướng bênh vực quyền lợi của số đông nhân dân lao động, có nhiều điều luật bắt buộc các tầng lớp khác phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi tối thiểu cho đời sống của tầng lớp nhân dân lao động (đi ngược lại chiều hướng tự do cạnh tranh - mạnh được yếu thua "sát ván") như chính sách lương tối thiểu, công đoàn, nhà ở thu nhập thấp, v.v... - Đặc biệt trong số đó là Quyền bầu cử - ứng cử vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước (Quốc hội) là bình đẳng cho mọi công dân - Không phân biệt điều kiện kinh tế/tự nhiên/xã hội - Qua đó, toàn bộ quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân.
Bản chất của Nhà nước là tính Giai cấp và tính Xã hội, những dấu hiệu cơ bản là việc thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, phân chia dân cư theo đơn vị hành chính/lãnh thổ, có chủ quyền quốc gia, ban hành và thi hành Pháp luật, đặt thuế và thu thuế. Các khái niệm quan trọng trong Pháp luật là Quy phạm Pháp luật (đặc trưng bởi các Giả định, Quy định, Chế tài.), Văn bản quy phạm pháp luật (Văn bản luật và dưới luật), các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý (Kỷ luật, hành chính, dân sự, hình sự.)
(*)
Theo Luật Hiến Pháp, bộ máy nhà nước của Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống gồm hai thành phần là cơ quan Quyền lực và cơ quan Quản lý. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động gồm năm điểm:
1. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân
2. Đảng lãnh đạo Nhà nước
3. Tập trung dân chủ
4. Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ giữa các dân tộc.
5. Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển khoa học - công nghệ, chăm lo sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền làm việc của công dân, xây dựng chính sách thu nhập/hưu trí/chăm lo cho đối tượng chính sách, chủ động giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh - Bằng sức mạnh bạo lực - Kiên quyết chống lại/phòng ngừa/ngăn chặn mọi ý đồ và hành vi gây mất ổn định an ninh chính trị, cản trở sự đổi mới, xâm hại an ninh Quốc gia. Đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị, an ninh trật tự và quyền tự do dân chủ của công dân.
Chức năng đối ngoại của Nhà nước trước các nguy cơ xâm lăng là xây dựng và củng cố khả năng Quân sự - Quốc Phòng; phát huy tinh thần yêu nước/ chủ nghĩa anh hùng cách mạng - Năng lực quốc phòng an ninh và xây dựng công nghiệp Quốc phòng - các chế độ nghĩa vụ quân sự và hậu phương quân đội. Kết hợp Kinh tế - Quốc phòng để xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân vững mạnh, đảm bảo đời sống vật chất - tinh thần cho cán bộ chiến sĩ và công nhân viên Quốc phòng.
Trên các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng - cùng có lợi, Nhà nước ta thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác trên mọi mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường) với các nước trên thế giới vì hòa bình, tiến bộ, hợp tác bình đẳng dân chủ và một trật tự thế giới mới tốt đẹp hơn.
Từ một nước có nền kinh tế bao cấp, Nhà nước ta ngày nay đang tự gọt giũa mình cho tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, rộng mở hơn các cơ hội tự do phát triển về mọi mặt cho người dân. Chặt bỏ hết các dãy núi ngăn cách người dân Việt Nam với thế giới (những hiệp định tự do, những chính sách phát triển hạ tầng công nghệ,...) - Cho người dân cơ hội tự do "mở rộng tầm nhìn", tự do phát triển khả năng/tài năng đặc biệt và tài sản kinh tế, địa vị xã hội. Kể từ đổi mới 1986, Nhà nước đã dần cởi bỏ sự ngần ngại do thương hiệu "chiến tranh" cho đất nước để Việt Nam dần xích lại với thế giới, làm bạn - làm đối tác với thế giới và làm điểm đến đại diện cho ước vọng hòa bình của thế giới - Một trong những đất nước tự do và ổn định - chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng bậc nhất trên Thế giới.
Các số liệu kinh tế vĩ mô, số lượng/chất lượng - mức độ sâu rộng của các hiệp định thương mại tự do, quy mô - tính chất hội nhập vào các tổ chức quốc tế, những đánh giá công khai của các chuyên gia trong và nước ngoài nước, v.v... đều là những bằng chứng có thể tìm thấy dễ dàng để cảm nhận và đánh giá mức độ điều hành đất nước hiệu quả của Đảng và Nhà nước, tiếc là phần lớn người dân Việt Nam ta chỉ bận tâm và đặt nặng nề những vấn đề đời sống thường nhật nên không nhiều người biết và quan tâm, đánh giá đúng mức các thành tựu lớn lao này.
Như ta sẽ không bao giờ "chịu chơi" với những người quá thấp kém hơn mình - Thế giới cũng sẽ không bao giờ mở cửa cho một đất nước kém sút, lạc hậu, không "làm ăn" được gì. Nhà nước ta đã phải trải qua nhiều thử thách cả trong thực tế cũng như trên pháp lý để chứng minh năng lực phù hợp thì mới có thể đưa chúng ta hội nhập sâu rộng như hôm nay. Từ một nền kinh tế èo uột thời bao cấp với nhiều nhọc nhằn đắng cay, những thuận lợi trong đời sống thường ngày của ta như bây giờ không phải tự nhiên mà có.
Cải thiện điều kiện vật chất của một gia đình cũng đã là cả một thách thức, vậy thay đổi diện mạo kinh tế của cả một đất nước với quy mô lớn gấp hàng chục triệu lần có phải một việc dễ dàng hay không? Phía trước con đường còn rất dài đối với cả dân tộc, nhưng trước mắt cha chú đã làm được chút gì thì ta cứ phải ghi nhận và biết ơn cái đã. Bởi thế hệ ta trong vài chục năm tới cũng sẽ chẳng làm thêm được bao nhiêu điều quá lớn lao - Nếu ngày hôm nay ta không biết ơn được những người đi trước thì sau này con cháu ta cũng sẽ chẳng thèm nhìn thấy gì để mà ghi nhận sự nỗ lực của ta - để mà biết ơn ta.
Như ta sẽ không bao giờ "chịu chơi" với những người quá thấp kém hơn mình - Thế giới cũng sẽ không bao giờ mở cửa cho một đất nước kém sút, lạc hậu, không "làm ăn" được gì. Nhà nước ta đã phải trải qua nhiều thử thách cả trong thực tế cũng như trên pháp lý để chứng minh năng lực phù hợp thì mới có thể đưa chúng ta hội nhập sâu rộng như hôm nay. Từ một nền kinh tế èo uột thời bao cấp với nhiều nhọc nhằn đắng cay, những thuận lợi trong đời sống thường ngày của ta như bây giờ không phải tự nhiên mà có.
Cải thiện điều kiện vật chất của một gia đình cũng đã là cả một thách thức, vậy thay đổi diện mạo kinh tế của cả một đất nước với quy mô lớn gấp hàng chục triệu lần có phải một việc dễ dàng hay không? Phía trước con đường còn rất dài đối với cả dân tộc, nhưng trước mắt cha chú đã làm được chút gì thì ta cứ phải ghi nhận và biết ơn cái đã. Bởi thế hệ ta trong vài chục năm tới cũng sẽ chẳng làm thêm được bao nhiêu điều quá lớn lao - Nếu ngày hôm nay ta không biết ơn được những người đi trước thì sau này con cháu ta cũng sẽ chẳng thèm nhìn thấy gì để mà ghi nhận sự nỗ lực của ta - để mà biết ơn ta.
0 comments:
Post a Comment