300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Monday, March 25, 2019

Văn hóa Doanh nghiệp

Một nét tổng quát, văn hóa là tổng hợp tất cả các phát minh, sáng tạo (vật chất và tinh thần) thể hiện được nét đặc trưng (phong cách riêng) trong lối sống của mỗi cộng đồng người. 

Tư tưởng phương Tây mô tả cấu trúc văn hóa theo những biểu hiện bên ngoài (nhìn qua kết quả) với những tầng sâu cạn khác nhau từ các giá trị ngầm định (bí mật/ngầm hiểu giữa các thành viên trong cộng đồng), giá trị tuyên bố (triển khai trên tài liệu - Người bên ngoài có thể tìm hiểu được), cho tới các cấu trúc hữu hình (Tất cả mọi người đều có thể cảm nhận cụ thể bằng giác quan). Còn tư tưởng phương Đông lại phân biệt các nền văn hóa tùy theo mức độ vận hành và tạo dựng phẩm chất bên trong mỗi con người (chủ thể sáng tạo ra văn hóa) của các cộng đồng.
Trong quan điểm phương đông, con người như thế nào thì  tạo ra lối văn hóa tương ứng như vậy - Những giá trị văn hóa tốt đẹp chỉ có thể được xây dựng từ những con người có Nhân (đạo đức trong đời sống cá nhân), Nghĩa (đạo đức trong các mối quan hệ), Lễ (Cách ứng xử đúng mực trong giao tiếp), Trí (có sự thông minh/uyên bác/trí tuệ trong xử lý các công việc), Tín (Có tinh thần trách nhiệm cao) - Mỗi con người phải tự hoàn thiện được bản thân mình về đầy đủ năm yếu tố Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín (tu thân) trước khi nghĩ tới chuyện tạo dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình (tề gia) và những chuyện lớn lao hơn ở tầm quốc gia (trị quốc) hay quốc tế/ nhân loại (bình thiên hạ) chứ không được tùy tiện nói và nghĩ một cách bừa bãi theo cảm tính riêng của mình khi chưa đủ văn hóa và trình độ tương ứng với vấn đề luận bàn.

(*)

Văn hóa doanh nghiệp là tổ hợp các ý nghĩa biểu tượng, giá trị cốt lõi, niềm tin chủ đạo, phương pháp tư duy, trình độ nhận thức, v.v.. - Được lãnh đạo vạch ra và tổ chức đồng thuận tuân theo để cả tập thể cùng thống nhất trong suy nghĩ và hành động khi hướng tới mục tiêu chung.

Quá trình xây dựng văn hóa trong một doanh nghiệp thường trải qua ba giai đoạn - Khởi đầu từ việc các nhà lãnh đạo và bộ phận chức năng tiến hành nghiên cứu, phân tích, hình thành nên các giá trị cốt lõi (các trụ cột cần xây dựng) - Phát triển lên thành nội dung chi tiết (tài liệu mô tả, hướng dẫn thi hành và phân đoạn quá trình thực hiện) để chuẩn bị cho giai đoạn truyền bá (giáo dục nhận thức), quán triệt (thiết lập kỷ luật thực thi) - Trước khi đạt tới giai đoạn chuyển hóa thuần thục các giá trị mới (văn hóa doanh nghiệp) trong tư duy/ nhận thức, động cơ và hành động của tất cả các cá nhân.
Triết lý là nền tảng của động lực (động cơ) hành động: Triết lý làm người tốt xây dựng nên một đời sống tốt/ một người nhân viên tốt - Triết lý quản lý tốt định hình nên cách tư duy toàn diện/ tối ưu cho các nhà quản lý tốt - Triết lý kinh doanh tốt góp phần xác lập mối quan hệ tốt giữa các các nhân trong tập thể, giữa tập thể với khách hàng/ đối tác/ đối thủ và cộng đồng xung quanh. 

Giá trị là thước đo để đánh giá mức độ thực thi triết lý trong hành động của mỗi cá nhân/tổ chức - Lập thành một hệ thống chuẩn mực hành vi cơ bản làm nguyên tắc cho việc chỉ đạo/ứng dụng trong quá trình vận hành tổ chức - Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên.

Một thể chế văn hóa doanh nghiệp tốt là một thể chế văn hóa được xây dựng trên nền móng của những Giá trị & Triết lý đúng - Hài hòa lợi ích của cá nhân, tập thể và toàn xã hội (Phối hợp thành thạo - Hiệu quả & hợp lý các xu hướng vị kỷ, vị lợi, đạo đức hành vi/ tương đối/ nhân cách/ công lý/ v.v... tùy tình huống cụ thể thay vì cứng nhắc chấp chặt vào một khuynh hướng duy nhất). 
Tương ứng như vậy, phong cách lãnh đạo được xây dựng trên nền móng những Giá trị & Triết lý đúng cũng không cứng nhắc một chiều mà luôn phải linh hoạt theo từng tình huống cụ thể - với từng con người/ đối tượng cụ thể (với những đặc trưng riêng biệt) - Như khi thì phải chuyên quyền/ độc đoán/ quân phiệt (với những trường hợp nghiêm trọng mà cấp trên đã xác quyết và cấp dưới không đủ năng lực để hiểu); khi thì phải hành chính/ quan liêu (với những đối tượng/ sự việc cần từ chối khéo); khi thì cần hy sinh tất cả vì công việc (trong tình huống khẩn cấp ảnh hưởng tới an nguy hàng hóa/cơ sở/uy tín của tổ chức); khi thì phải ưu tiên chiều hướng đạo đức/vì con người (các tình huống có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vật chất/ tinh thần, an nguy tính mạng); khi thì phải tôn trọng sự dân chủ (họp bàn các vấn đề quan trọng với những người có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn); khi lại phải phục vụ (trước những việc quan trọng với tổ chức mà mình đủ sức làm còn người chịu trách nhiệm chính đang cần sự giúp đỡ); khi lại cần tự chủ (trong công việc/ trách nhiệm cá nhân), v.v... 

Hệ thống Giá trị & Triết lý được triển khai cụ thể thành chín nội dung cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp như sau - 1.Tầm nhìn xác định việc tổ chức phấn đấu vì cái gì? hình ảnh mong muốn đạt được trong tương lai như thế nào? dấu ấn/ biểu tượng muốn lưu lại trong tâm trí cộng đồng/ xã hội là gì; 2.Tuyên ngôn sứ mệnh thể hiện lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng khách hàng mục tiêu - phương pháp tiếp cận và các lợi thế cạnh tranh; 3.Giá trị cốt lõi thể hiện niềm tin tổ chức và các quy tắc chi phối hoạt động của tổ chức.
4.Nguyên tắc hành động quy định phong cách lãnh đạo và những yếu tố tiên quyết trong mọi hành vi cá nhân/ tổ chức; 5.Bộ quy tắc ứng xử (chuẩn mực hành vi) là nhóm nội dung quy định hành vi ứng xử của các cá nhân trong mối quan hệ với khách hàng/ tổ chức/ công việc/ đồng nghiệp/ cấp trên - cấp dưới/ Chính quyền - Chính phủ - Nền kinh tế - Quốc gia - Các trách nhiệm trước cộng đồng/ xã hội và môi trường sống; 6.Tiêu chuẩn quy ước thể hiện sự đồng thuận giữa các thành viên trong tổ chức về vấn đề đạo đức (phù hợp với quan niệm/lợi ích chung của xã hội); 7.Khuôn mẫu hành vi là các khung ứng xử được chuẩn hóa để ứng dụng xử lý các tình huống cơ bản/ quan trọng/ thường xuyên xảy ra trong quá trình vận hành tổ chức; 8.Phương châm điều hành - Dựa theo quan điểm phương Đông để hình thành đội ngũ nhân sự chất lượng cao, quy ước các tiêu chuẩn định hướng quan hệ hợp tác/ đào tạo - phát triển nguồn nhân lực/ nâng cao hiệu quả công việc/ quản trị hành vi tác nghiệp/ đánh giá năng lực và phân phối lợi ích thỏa đáng - công bằng; 9.Biện pháp quản lý quy định khuynh hướng hoàn thiện mô hình tổ chức, xây dựng chính sách hỗ trợ và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. 
Sau khi được hình thành về mặt lý luận và hiện vật (tài liệu chi tiết cùng các biểu tượng/biểu trưng), văn hóa doanh nghiệp cần trải qua quá trình giáo dục (đưa các giá trị văn hóa mới vào tâm trí của các thành viên trong tổ chức) thì mới phát huy được vai trò thống nhất nhận thức và hành động tập thể (tạo động lực cho người lao động - tăng cường sức mạnh đoàn kết cho tập thể & làm công cụ triển khai - thực thi thành công các cấp chiến lược của ban lãnh đạo). 

Biểu hiện của các cá nhân sau quá trình giáo dục - đào tạo văn hóa doanh nghiệp cần đạt được ở bước đầu là thận trọng tìm hiểu, nghiêm túc thử nghiệm trước khi phản hồi và có ý thức tích cực trong việc tự nguyện thực hành -  Ở bước củng cố là hăng hái, chủ động, tâm huyết trong việc triển khai văn hóa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp - Cuối cùng, ở bước hoàn thành là phải hoàn toàn nắm vững các nguyên tắc quan trọng về thái độ và hành vi ứng xử được quy định, tác phong làm việc tự giác, chuẩn mực, chuyên nghiệp, vì lợi ích cao nhất của tổ chức (môi trường làm việc chung của tất cả mọi người). 


Như bất cứ hội nhóm/ cộng đồng nào trong xã hội loài người, nếu không có được một nền văn hóa (lối sống - cách ứng xử vì lợi ích chung) thống nhất giữa các thành viên thì tất yếu là mỗi cá nhân sẽ hành xử tùy ý, tự phát theo lợi ích riêng và theo những giá trị ưu tiên riêng mà bản thân chịu ảnh hưởng trước khi gia nhập tổ chức - Làm phân tán sức mạnh tập thể - Khiến tổ chức èo uột, kém phát triển và kết cục sau cùng luôn là đổ vỡ, tan rã. 

Theo các nghiên cứu cả trong và ngoài nước (cả chính thức và phi chính thức), người Việt ta mang trong mình khuynh hướng lười biếng - dễ thỏa mãn, ích kỷ, ganh tị, chia rẽ hết sức nặng nề (thâm căn cố đế!) - Trong khi đó, phần lớn các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam lại hết sức coi thường - thậm chí không hề có ý thức xây dựng một nền văn hóa chung để thống nhất Nhận thức - Hành vi của các cá nhân trong tổ chức mình - Nên văn hóa tổ chức kém (tác phong/tinh thần/ý thức lao động kém) được xác nhận là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều tổ chức/ doanh nghiệp Việt Nam đã nhỏ lại còn yếu - Không đủ sức tồn tại lâu dài chứ chưa nói tới khả năng cạnh tranh với các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài. 

(TG Fashion tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)

0 comments:

Post a Comment