Đại từ là các từ chỉ người (nhân xưng), sự vật, sự việc - Dùng để thay thế cho danh từ, tính từ hoặc động từ trong câu để tránh hiện tượng lặp từ. Tùy theo chức năng mà phân chia thành các loại sau.
1. Đại từ Nhân xưng - 2. Đại từ Tân ngữ
Đại từ Nhân xưng là các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp (đóng vai trò chủ ngữ - chủ thể của hành động), mang hai tính chất là ngôi (ngôi thứ nhất - "Người nói", ngôi thứ hai - "Người nghe", ngôi thứ ba - "Đối tượng" được nhắc tới trong cuộc hội thoại) và số (số ít, số nhiều).
Đại từ Tân ngữ là các từ chỉ đối tượng tiếp nhận hành động do chủ thể (chủ ngữ) trong câu thực hiện. Tùy theo tính chất của hành động mà chia ra thành tân ngữ trực tiếp (mục đích cuối cùng của hành động) và tân ngữ gián tiếp (làm trung gian đứng giữa chủ ngữ và tân ngữ trực tiếp).
"It" là đại từ có nhiều chức năng đa dạng hơn cả so với các đại từ còn lại. Như:
- Chỉ một vật/ một con vật (chưa phân biệt được giống) hoặc em bé, trẻ nhỏ.
- Dùng trong các câu hỏi "Ai đó?", "Đây là..." - Mở đầu cuộc giao tiếp.
- Dùng trong các thành ngữ chỉ thời gian, khoảng cách, thời tiết, nhiệt độ,...
- Thay cho một cụm từ/mệnh đề được đề cập trước đó trong câu/đoạn hội thoại.
- Cấu trúc: It's + (khoảng thời gian) + since + Gốc thời gian/Mệnh đề (ở thì quá khứ)
- Các cấu trúc mở đầu như: It's + (be)...; It's + adj + to + V; It's + adj + that + ... ; Find it + adj + to + V; It + (seem/ appear/ look) + ... .
3. Đại từ Sở hữu - 4. Đại từ Phản thân
Đại từ sở hữu là các từ thay thế cho cụm [Tính từ sở hữu + Danh từ] - Đứng độc lập trong câu (vừa làm chức năng ngữ pháp, vừa thể hiện được quan hệ sở hữu) mà không cần đi theo danh từ đã được nhắc tới.
Cấu trúc nhấn mạnh [(Tính từ sở hữu/one's) + own].
"One" là từ nói chung chung về một người nào đó hoặc tất cả mọi người (VD1: Ai đó vừa mới tới đây; VD2: Sống ở trên đời ai cũng phải biết yêu thương, v.v...)
Đại từ Phản thân được dùng như tân ngữ của một động từ mà hành động của động từ này quay trở lại hướng về chính người thực hiện (tự mình/tự ai đó, làm điều gì đó - Chủ ngữ, tân ngữ đều chỉ cùng một người). Đại từ phản thân có thể đứng ngay sau từ nó cần nhấn mạnh hoặc đứng ở cuối câu (để nhấn mạnh danh từ mà nó bổ sung ý nghĩa).
5. Đại từ và Tính từ bất định
- Any
- No = Not any
- Not
- None
- Both
- Each, every
- All
- Else
- Either, Neither
- Most, most of, almost, mostly
- Few/a few, Little/a little
6. Đại từ chỉ định
Là những từ nhằm xác định cụ thể đối tượng được nói đến (cái này, cái kia, người này, người kia,...). Bao gồm This, That, These, Those (trở thành Tính từ khi có danh từ đi kèm theo sau).
7. Số từ
Là những từ chỉ số lượng, số thứ tự (hai trái cam, ba trái chuối, phần thứ nhất, phần thứ hai,....).
8. Đại từ nghi vấn
Là những từ dùng để hỏi như cái gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào,...(What, where, when, how,...).
0 comments:
Post a Comment