300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Tuesday, May 28, 2019

Bình đẳng



"Bình đẳng" hay "công bằng" là điều cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm. Phụ nữ đòi bình đẳng với đàn ông, con cái đòi ba mẹ phải đối xử bình đẳng, Trung Quốc đòi bình đẳng trong vấn đề giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính với các nước phát triển – nếu không có sự “thỏa đáng” thì cứ tiếp tục xả thải thoải mái ra môi trường cho công bằng!, v.v…

Nói là bình đẳng, nói là công bằng, nhưng thực chất tất cả chúng ta đều muốn tìm kiếm một lợi ích cá nhân theo tham muốn của riêng mình chứ chẳng mấy ai đủ sáng suốt và “công bằng” để cân đối những lợi ích mình muốn với lợi ích của số đông. Chúng ta luôn đòi hỏi rất nhiều và vì vậy luôn gây ra rất nhiều sự mất cân đối, không công bằng, mặc dù luôn tự cho rằng mình đang đi tìm sự công bằng.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng “Thiên vị” cho chính bản thân mình, người thân của mình và những đối tượng mà mình cảm mến đặc biệt - có nhiều “duyên nợ”. Chúng ta thường cố gắng ưu ái họ nhiều hơn, dành cho họ nhiều đặc quyền, đặc lợi hơn so với những người khác. Các làng quê Việt Nam đã “thuần thục” lâu đời trong nếp nghĩ  “Một người làm quan, cả họ được nhờ” thì tình trạng “Thiên vị” này lại càng rõ nét.

(*)

Một dạng thức rất lạ trong sự thiên vị là chúng ta thường đối xử đặc biệt hơn với những người có nhiều ưu thế nổi trội hơn như ngoại hình tốt, nhiều tài lẻ, học thức cao, danh tiếng – địa vị - quyền chức lớn trong xã hội, v.v… mà không phải lúc nào cũng là do ta muốn “thấy người sang bắt quàng làm họ” để được thơm lây - Mà một cách rất tự nhiên, những con người có nhiều ưu thế nổi trội đó luôn có một sức hút rất lớn khiến cho chúng ta phải chú ý tới họ, tò mò về họ, hứng thú với họ và quan tâm tới họ nhiều hơn so với những người bình thường khác. Trái lại, những người có nhiều điểm thua thiệt, yếu kém thì thường rất mờ nhạt, nhút nhát, tự ti, không có gì ấn tượng để khiến người khác chú ý tới nên gần như bị lu mờ trong một tập thể đông người – Vì lẽ đó mà cũng dễ bị “quên lãng”, bị đối xử “bất công” so với những người có ưu thế nổi trội. Đó là vì sao?

Những người tin vào thuyết Thượng Đế sáng tạo vạn vật thì cho rằng đó là ý muốn của đấng sáng tạo, không có gì phải thắc mắc. Những người tin vào khoa học thì lý giải một cách tâm sinh lý rằng đó là vì sức thu hút của chúng ta với tâm thức người đối diện không đủ để  làm họ “ấn tượng” – không đủ để đánh động ý thức họ phải hướng về phía chúng ta mà quan tâm, chăm sóc. Mà muốn gây được ấn tượng đủ lớn thì ta phải có thật nhiều ưu thế nổi bật – đủ sức thu hút được mọi người! Vậy rồi cứ lòng vòng luẩn quẩn mà chẳng đi tới đâu! Tóm lại vẫn là có nhiều ưu thế thì được “thiên vị” và muốn được “thiên vị” thì phải nỗ lực để trở thành người có nhiều ưu thế.

Nhưng chẳng phải ai nỗ lực cho đặc biệt rồi cũng được đối xử “đặc biệt”. Như rất dễ thấy là trong lĩnh vực ca hát, rất nhiều người được đào tạo bài bản về thanh nhạc lại chẳng thu hút được đám đông nhiều như những ca sĩ chất giọng thường thường mà chiếm được cảm tình của khán giả. Vậy cái “cảm tình” đó có phải luôn tới từ tài năng và sự nỗ lực đơn thuần hay không?

(*)

Bất cứ ai muốn thành công đều phải có những “cơ duyên” đặc biệt như những cơ hội tới đúng lúc – đúng thời điểm; những sự “trợ giúp” đặc biệt như một nhà đầu tư đồng ý rót một nguồn vốn lớn – một đội ngũ nhân sự tài năng, trung thành, gắn bó và tận tâm; những “tố chất tự nhiên” vô cùng quý giá mà chẳng mấy ai có được như sự nhạy bén trên thương trường, ý chí đối diện với khó khăn, bản lĩnh vượt qua sự thất bại, may mắn vượt qua những trở ngại lớn lao một cách “thần kỳ”, v.v…

Thượng Đế không có người thông ngôn để giải thích một cách logic và thuyết phục trên trần thế, khoa học thì vẫn cặm cụi nghiên cứu nhưng tới giờ vẫn chỉ đi lòng vòng giữa giả thiết và kết luận. Chỉ có Đức Phật là trả lời rõ ràng và chi tiết, không một điểm sơ hở suốt từ hơn hai ngàn rưỡi năm nay – Đó là vì sự sai biệt về “Phước” trong Nhân Quả - Nghiệp báo.

Trên tổng sống nhiều đời, nhiều kiếp - Người làm được nhiều việc ích lợi cho cộng đồng thì có nhiều phước – Nhiều phước rồi thì bản thân sẽ có nhiều ưu thế và bối cảnh sống sẽ có nhiều thuận lợi, được nhiều người (đã mắc nợ mình) yêu thương, nâng đỡ nên dễ dàng đạt tới thành công. Vậy nên, muốn có được điều gì thì hãy giúp đỡ người khác đạt được điều đó trước. Hãy gieo nhân trước và đừng nghĩ tới ngày hái quả. Khi nào đủ điều kiện, đủ nhân – đủ duyên (khi ta đủ phước) thì quả ngọt tự sẽ tìm tới.

Muốn được người khác chú ý ư? Không phải cứ tìm mọi cách để lôi kéo sự chú ý của họ mà có được. Điều ta cần làm là phải chú ý tới họ, quan tâm họ, yêu thương – chăm sóc họ. Tới một mức họ đủ “nợ” ta quá nhiều thì họ sẽ phải “cảm động” trước tấm lòng của ta mà quay sang chú ý tới ta, quan tâm ta và yêu thương, chăm sóc ta – dù ta chẳng có ưu điểm gì nổi bật hơn so với những người khác. Đây là sự lý giải của những câu chuyện “đôi đũa lệch” đơn giản ta thường thấy ở trong đời - Từ đó mà suy luận ra  lý do tại sao ở trên đời lại có những người hết sức “ưu thế” nhưng chọn kết thân, kết hôn, thương yêu một người hết sức “kém ưu thế” như chuyện hoàng tử lấy lọ lem, cô chủ lấy người lái xe, anh chồng trẻ - đẹp – tài năng lấy chị vợ vừa lớn tuổi – ít học – lại không xinh đẹp gì, v.v… Nếu hỏi: “Tại sao chị chọn anh này, anh chọn chị này trong khi anh/chị thế này, thế kia? Thì chính bản thân họ cũng chẳng có câu trả lời chính xác, vì nguyên nhân thực sự nằm ở “món nợ” từ nhiều đời nhiều kiếp về trước.

Mọi sự chênh lệch hay nhìn như “vô lý” trong cuộc đời này thực chất đều rất “có lý” do “Nghiệp lực” (tác động của các hành vi) chúng ta đã gây ra trong nhiều đời, nhiều kiếp – Được phán xử “tuyệt đối công bằng” – sau quá trình tính toán chi ly, tỉ mỉ và dàn xếp đầy khôn khéo của luật Nhân Quả.

Không bao giờ là một đấng sáng thế, cũng không bao giờ là một nền khoa học thuần túy vật chất có thể giải thích được mọi sự chênh lệch – sai biệt ở trên đời. Chỉ duy nhất luật Nhân Quả - Luân Hồi  mới lý giải được tất cả mà thôi.

Nếu chúng ta chỉ có một đời duy nhất để sống – Nếu “Chết là hết” thì người làm trăm việc ác và người làm cả triệu việc ác cũng chẳng có gì khác biệt trong hình phạt - Bởi chưa kịp lãnh án cho hết thì đã chết mất rồi! Như vậy mới là vô lý. Như vậy mới là không công bằng.

Do đó, sự sống này không đơn giản chỉ là trên dưới “60 năm cuộc đời” – Nó là vô cùng vô tận tùy theo những gì chúng ta lựa chọn hành động. Làm một việc xấu thì chúng ta phải ở lại cõi đời để nhận lãnh một sự trừng phạt. Làm trăm ngàn việc xấu thì ta phải ở lại mà nhận cho đủ trăm ngàn sự trừng phạt – Đời này chưa kịp nhận hết thì cứ việc mà luân hồi, đầu thai trở đi trở lại mà nhận lãnh sự trừng phạt xứng đáng với những gì mình đã gây ra. Đó là sự công bằng tuyệt đối của Luật Nhân Quả - Không khoan nhượng cho bất cứ một ai. Đã làm sai là buộc phải trả giá.

Khoa học đã lên đường nghiên cứu hơn cả trăm năm rồi. Chính phủ của tất cả các quốc gia đã thành lập các trung tâm nghiên cứu chính thức từ mấy chục năm nay rồi. Bạn sẽ lên đường tìm hiểu thực hư mọi chuyện hay sẽ lại nhắm mắt, bịt tai, kiên quyết khẳng định rằng “Mặt Trời quay quanh Trái Đất” và đưa lên giàn hỏa bất cứ ai dám nói “Trái Đất quay quanh Mặt Trời” như trong suốt mấy thế kỷ của “Đêm Trường Trung Cổ”?

(*)

Trên con đường Luân hồi trả nghiệp gian nan, chúng ta hãy luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau để cùng tiến lên phía trước – Hãy luôn sẵn lòng dìu dắt nhau cùng đi qua những chặng đường gian khó – Bởi muốn đi xa thì phải đi cùng đồng đội, đi một mình thì sẽ không bao giờ đủ sức để đến được điểm đích cuối cùng.

Với những người nhiều phước (giàu có, uy thế) thì hãy yêu thương mà dành tặng cho họ sự hờ hững, lạnh nhạt để giúp họ tiêu diệt tâm lý kiêu mạn, hay coi thường – khinh rẻ và dễ nghĩ xấu người khác. Với những ai ít phước (hay tự ti, mặc cảm, nhút nhát, rụt rè) thì hãy chú ý thật nhiều tới họ, quan tâm, yêu thương, dành cho họ sự ưu ái hết sức có thể để họ có nơi nương tựa - bám víu mà tự tin đứng lên dựng lại nhân cách, dựng lại cuộc đời. Còn với những người tin hiểu đạo lý và sống một cuộc đời đầy lợi ích cho tất cả thì hãy trân trọng, yêu quý, cư xử tử tế với họ, góp sức cùng họ tiếp tục làm nên thật nhiều điều có ích cho đời.
(*)

Phụ lục

Albert de Rochas (20/5/1837 – 2/9/1914) - Sỹ quan chỉ huy quân đội Pháp, Tùy viên Bộ tham mưu quân đội Pháp trong chiến tranh Pháp-Phổ, Hiệu trưởng trường Bách Khoa Paris – Là chuyên gia trong việc sử dụng liệu pháp thôi miên để các đối tượng nghiên cứu có thể nhớ và thuật lại được các tiền kiếp mình đã đầu thai, luân hồi.

Doanh nhân Morey Bernstein (1920 – 1999) tốt nghiệp trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, nổi tiếng khắp nước Mỹ với câu chuyện về tiền kiếp của một người phụ nữ Mỹ - tên Virginia Tighe (một người tham gia thí nghiệm của ông, trong quá trình bị thôi miên đã kể về quá khứ kiếp trước của mình cách đó 2 thế kỷ (200 năm) bằng chất giọng Ai-len đặc sệt). Câu chuyện gây chấn động trong dư luận sau khi được đăng trên tờ Denver Post, rồi chuyển thể thành sách - Dựng lại thành phim, đánh dấu một bước ngoặt khởi động cho việc nền khoa học phương Tây hiện đại dấn thân vào con đường nghiên cứu các hiện tượng Đầu thai & Luân hồi – Hiện tượng được nhiều tôn giáo, trường phái triết học cổ, thậm chí trong cuốn Bible của đạo Thiên Chúa nguyên thủy cũng đề cập tới - Trước khi bị cố ý sửa đổi (xóa bỏ đi) vào khoảng thế kỷ thứ 4, thứ 5 bởi những nguyên nhân bí ẩn tới nay vẫn chưa xác định được rõ ràng.

Ian Pretyman Stevenson (31/10/1918 – 8/2/2007) - Tiến sỹ Y khoa, giáo sư bác sỹ tâm thần học, giảng viên Đại học Virginia, giám đốc Ban Nghiên cứu Nhân cách, trưởng Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tại Đại học Virginia - Đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp Luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, xuất bản 10 cuốn sách và rất nhiều tài liệu kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu Luân hồi. Ông đặc biệt quan tâm đến các vết chàm và dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ có khả năng nhớ lại tiền kiếp – Có sự trùng hợp “thần kỳ” với các vết thương/vết sẹo trên người chết mà chúng nhận là kiếp trước của mình (có hồ sơ y tế xác nhận) để làm căn cứ xác minh tính trung thực  trong hàng ngàn câu chuyện tiền kiếp một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Bác sĩ Edgar Casey người Mỹ nổi tiếng với hơn ba mươi ngàn trường hợp chữa bệnh nhờ thấy được nguyên nhân gây bệnh tật do nghiệp từ nhiều kiếp trước của bệnh nhân. Dorothy Louise Eady (1904 – 1981) một người phụ nữ Anh bằng ký ức nhớ được của 3000 năm trước đã giúp các nhà khảo cổ phát hiện và phục dựng được ra rất nhiều địa danh cùng kho tàng quý giá của Ai Cập Cổ đại. Chẳng cần đi đâu xa, ngay ở Việt Nam ta - Mấy năm gần đây cũng đang rộ lên câu chuyện về tiền kiếp của cậu bé Tiến (Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) được báo An Ninh Thủ Đô xác minh, ghi nhận. Có lẽ không người Việt Nam nào có quan tâm tới vấn đề tìm kiếm di cốt của các anh hùng liệt sỹ mà không biết tới nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng - Bằng những gì mình có thể thấy, biết và đã trải qua trong hơn nửa cuộc đời, ngay khi tiếp xúc với giáo lý luân hồi của nhà Phật chị không hề có một chút hoài nghi. Với sự cởi mở của nền khoa học hiện đại thế kỷ 21, Nhà nước ta cùng với tất cả các nhà nước trên khắp thế giới đều đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu về các hiện tượng tâm linh siêu hình, những khả năng đặc biệt khoa học chưa thể lý giải được của con người chứ không còn kiên quyết phủ nhận hay né tránh như trước nữa.

Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Tiến Quý - Viện trưởng Viện khoa học hình sự cho biết, việc  C21 tham gia vào chương trình nghiên cứu khảo nghiệm khoa học về các khả năng đặc biệt của con người là có thật và đã được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo. Hội Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) - Thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Số 1 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) từ lâu đã trở thành nơi người dân cả nước tin tưởng tìm về để được “giao lưu” với hương linh các anh hùng liệt sỹ và ông bà tổ tiên của mình dưới sự trợ giúp của các nhà khoa học theo phương pháp thiền định tĩnh lặng nội tâm của đạo Phật.



0 comments:

Post a Comment