300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Tuesday, June 18, 2019

Làm chủ lời nói


Lời nói là phương tiện giao tiếp ở con người – Là công cụ thiết lập (làm quen) và vận hành (duy trì) các mối quan hệ xã hội. Qua lời nói ta thiết lập các mối quan hệ xung quanh mình và các mối quan hệ ấy chính là chất liệu để hình thành “môi trường sống” của ta – Tác động đến tính cách, cuộc đời và số phận của ta. Do đó, “Lời nói” cũng là một trong những dữ liệu quan trọng để dự đoán quá khứ, hiện tại và tương lai của một con người theo cả Đông phương học và Tâm lý học phương Tây.

Qua lời nói, chúng ta ngầm thông báo tới mọi người nhiều “phẩm chất” nội tâm của mình như: đạo đức, cá tính, trình độ, quan điểm, cách nghĩ, lối sống, v.v… Người giọng nói vang vang có phẩm chất khác người có giọng nói thều thào, yếu ớt. Người có lời nói chua chát/khó nghe thì thường hay nóng nảy, hung dữ, dễ làm mất lòng người khác nên cũng khó thành công. Người có giọng nói êm ái mà thương yêu thì khác người có giọng nói êm ái mà lẳng lơ, đa tình, đa cảm, yếu đuối, thiếu lập trường, dễ bị dụ dỗ, lường gạt – Và hoàn toàn trái ngược với người có giọng nói “êm dịu” mà cương nghị, dứt khoát, đâu ra đó, v.v… Bởi vậy, khoa học Tướng số coi trọng “giọng nói” hơn các đặc điểm trên khuôn mặt rất nhiều.

Nói oang oang là một nội tâm nông cạn, thiếu bản lĩnh, thiếu chiều sâu; nói quá nhỏ là một nội tâm vị kỷ và thâm hiểm; hay “lầm bầm” một mình là tiểu nhân; hay xúc phạm người khác là người nhiều sân hận; nói quá nhiều là một bản ngã thích thể hiện mình, v.v…

Nếu trong lời nói của ta có những “từ” hoặc “cụm từ” mang tính cách phẫn nộ thái quá (muốn “loại bỏ”“trừ diệt” một ai đó/một cái gì đó) thì chứng tỏ trong lòng ta đang thiếu vắng lòng “từ bi” và cảm thông. Khi lời nói và tâm ý không “tương thích” với nhau (nghĩ một đường, nói một nẻo) thì ta đang “xài” lối sống giả dối. Ngay cả khi có bất đồng không thể “cho qua” mà vẫn giữ được lời nói khả ái, dịu dàng, không thô tháo, không “hiểm” ý sâu cay là biểu hiện của một tâm hồn đạo đức  sâu dày và một nội lực mạnh mẽ có khả năng “kiểm soát” bản năng của mình.

Một người muốn thành công trong công việc và đời sống thì lời nói phải có lý lẽ - Được trình bày rành mạch, rõ ràng, có khả năng hiểu và thuyết phục được người nghe. Nhưng quan trọng nhất vẫn là giữ cho được một đời sống đạo đức, vị tha, chăm chỉ rèn luyện bản thân và không ngừng nỗ lực, cống hiến vì lợi ích chung của mọi người – Số người ta phục được càng nhiều thì “giá trị” trong lời nói của ta càng “tăng cao”.

Bằng cách nào để “luyện tập” được một giọng nói “hay” – truyền cảm, đi sâu vào lòng người và có sức tác động tới hành vi của người khác?

Không gì khác hơn là phải “rèn luyện” cho tấm lòng của mình thực sự phát khởi được lòng cảm thông, thương yêu với tất cả những đối tượng mà mình tiếp xúc. Khi ta thực sự thương yêu mọi người thì ta sẽ luôn “sợ hãi” làm cho họ phải “khổ” vì lời nói của mình – Từ đó mà ta sẽ cẩn thận hơn, giữ gìn hơn, tinh tế hơn và nhẹ nhàng hơn trong tư duy cũng như lời nói mỗi ngày – Lời nói, giọng nói vì vậy sẽ dần “hay” hơn, có sức truyền cảm hơn.

Và tất nhiên là nếu mắc phải các khuyết tật về giọng nói như: nói không nên lời, nói lắp bắp (cà lăm – không suôn sẻ); nói ngọng nghịu (phụ âm không rõ ràng); nói quá nhanh (hấp tấp, vội vàng, mất chữ, nuốt chữ); nói quá nhỏ; v.v… thì ta cần phải luyện tập rất nhiều để khắc phục cách phát âm của mình.

(*)

Đức Phật dạy chúng ta, lời nói chính là một trong ba cửa ngõ làm nên số phận của mỗi người (bên cạnh ý nghĩ và hành động). Từ lời nói của chúng ta mà hoặc điều thiện được sinh ra – mọi người yêu thương, đoàn kết, thân ái với nhau; hoặc điều ác sinh ra khi mọi người bị “xúc não”: sân hận, bực bội hay đau khổ, muốn lìa bỏ nhau, v.v… Do đó, mỗi người con của Phật (Phật Tử) phải luôn ý thức đến đạo đức trong lời nói của mình. Phải luôn có ý thức giao tiếp với mọi người bằng những lời “ái ngữ” – chứa đầy thương yêu và lòng tôn trọng, bất kể đối diện mình là người nhỏ tuổi hơn, địa vị thấp hơn, vật chất ít hơn hay thậm chí phẩm giá ít hơn. Cho dù chỉ len lỏi một ý nghĩ rất nhỏ của sự “khinh thường” thì ta cũng biết rằng chính mình đã tự gieo vào dòng “nghiệp quả” của mình một hạt mầm bất thiện.
Nếu lòng mình chưa thể “ngay lập tức” mở ra để thương yêu mọi người thì phải học cách thay đổi “Lời nói” của mình trước: Cách xưng hô phải đúng mực, nhịp điệu – giọng điệu phải nhún nhường, từ ái, nhẹ nhàng. Khi ta có “thiện ý” thì trước tuy là “nỗ lực” nhưng sau sẽ dần thành “chân thật”.

Đừng chê bai người khác khi lòng mình chưa đủ tình thương yêu đối với họ. Đừng nói những điều người khác không muốn nghe dù là lời đạo lý – khi chưa phải duyên, phải thời. Và khi nói bất cứ một lời nào cũng phải cân nhắc tác động “lâu xa” cùng “tỏa rộng” của nó: Liệu khi lời mình nói với người này – trong hoàn cảnh này mà lan tới tai người khác – trong hoàn cảnh khác thì “hiệu ứng” sẽ như thế nào để lựa chọn lối nói cho phù hợp.  

(*)

Nhiều người luôn cư xử thô tháo, sẵng giọng, hấp tấp , hơn thua – chua chát vì nghĩ rằng như vậy mới là “sống thật” mới là “chân thành” – Còn làm chủ lời nói, nói lời hòa nhã, từ ái trong mọi hoàn cảnh là biểu hiện của một sự “giả dối” và “không chân thật”. Nhưng ta có đếm được biết bao nhiêu người đã đau khổ vì “sự chân thật” đó của ta hay không?

Ai cũng có cái tôi và bất kể lời nói thô tháo nào cũng có thể “khoét sâu” vào đó. Tại sao những người “chiến hữu” lại sẵn sàng đâm dao vào nhau trên bàn nhậu khi không còn tỉnh táo? Bởi cho dù “quá thân thiết” cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể hoàn toàn thoải mái với những “ngôn từ” thiếu sự tôn trọng dành cho nhau.

Những người con xa cha mẹ “hay gắt gỏng” để tìm sự ngọt ngào ở bên ngoài; những người chồng rời bỏ gia đình để đi theo những tiếng gọi “êm ái” hơn; những người mẹ bỏ con – những người vợ bỏ chồng vì những lời đương mật nhan nhản hàng ngày đâu có hiếm.

Xả qua "đường miệng" những khó chịu, bực dọc trong tâm mình không những không khiến tâm trạng tốt hơn mà còn làm mọi chuyện tồi tệ hơn rất nhiều. Ta không vui thì ta đi "vung vãi" nỗi buồn và nỗi đau cho người khác sao? - Ai cũng biết điều đó là không nên, nhưng vì chúng ta không đủ sức "làm chủ" bản thân mình - làm chủ lời nói mình nên sau cùng ta luôn là người phải hối hận.

(*)

“Lời nói ngọt ngào” thực sự là một nhu cầu căn bản trong đời sống của mỗi chúng ta. Đừng xem thường nó mà hãy cố gắng để đáp ứng nó mỗi ngày cho mọi người xung quanh mình.
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 


0 comments:

Post a Comment