300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Tuesday, August 11, 2020

Lá thư từ ông nội



Ông nội ghét những cuộc tán chuyện vô nghĩa chỉ duy nhất một tác dụng là giết thời gian – Vì khi ông nội làm việc, thậm chí ông nội còn chẳng cần phải tắm. Thiết tha gì chuyện chém gió, chém mưa?

Ông nội thích làm việc và chỉ thích làm những chuyện có ích cho công việc. Công việc của ông nội là gì? Nhiều người hỏi và theo cách nghĩ của họ thì phần lớn trường hợp ông nội luôn nói "Tớ chẳng làm gì cả".

Nay ông nội nói cho thằng cháu nội nghe, công việc của ông nội là tất cả những gì ông nội cảm thấy "Cần làm" và "Muốn làm". Như việc ngày hôm nay, ở đây, trong lúc này, ông nội đang ngồi viết lách tâm sự với thằng cháu nội của ông vậy.

Ông chả chơi!

Ngày hôm nay, đây là việc ông nội muốn làm và cần phải làm - Chính là công việc của ông nội. 

(*)

Thằng cháu nội thật đáng ghét?

Thằng cháu nội thật dễ thương?

v.v...

Ông nội chẳng bận tâm. Cho tới khi có vẻ giữa hai ông cháu dường như cũng từng có một chút nhân duyên nào đó, khi nhận thấy: Thằng cháu nói ông nội thấm và ông nội “hót” -  thằng cháu nội chịu vui vẻ "đón lắng nghe". 

Chuyện tưởng thường mà chẳng thường. Không phải dễ mà giữa ti tỉ người trên thế giới tìm được người mình nghe được và nghe mình được ku ạ.

Từ buổi còn vô minh mông muội - Chưa gặp được Phật pháp, chỉ hăng hái lẽo đẽo theo bố tới chùa để ăn chuối – Nhưng ông nội đã luôn có một cảm giác mơ hồ mà bền bỉ về mối nhân duyên giữa mình với mọi thứ xung quanh. Và cho tới ngày nghe được những lời Phật dạy - Hiểu được những lời Phật nói: Cuộc đời ông nội đã lật sang một trang mới thật "hoành tráng"! - Mọi thứ đều có cách để "đặt xuống".

Thật nhẹ.

Thật khỏe.

(*)

Có ai nói với thằng cháu nội rằng cháu rất cứng cỏi, mạnh mẽ, bản lĩnh và bất cần đời - Chẳng sợ ai chưa?

Ông nội thì thấy thằng cháu nội của ông nội chất chứa thật "quá lắm"! những nỗi buồn, sự cô đơn, mơ hồ, bất định, hoang mang, lạc lõng. Tất cả những thứ đó như một màn sương mù dày đặc che kín, phủ lấp đi: Một trái tim chân thật - Một tâm hồn cao thượng - Một tình thương yêu ấm áp. Kết quả là một cuộc sống buồn phiền và chán ngán chẳng một phút nào ngơi nghỉ - Luôn đeo bám lấy thằng cháu nội “mới nhặt về” của ông nội.

(*)

Thằng cháu nội nghĩ xem, nếu một người sự thực chỉ vay nợ thằng cháu nội 10 ngàn, nhưng tất cả mọi người đều "nhầm tưởng" tin chắc rằng người đó vay nợ thằng cháu nội tới 10 triệu đồng!

Chuyện là vậy thì liệu thằng cháu nội có vì vậy mà dù người đó đã trả đủ 10 ngàn nhưng vẫn quyết theo đòi cho đủ 10 triệu đồng không? - Đòi được thì coi như "bình thường" - Không đòi được thì oán trách, giận hờn!

(*)

Tỉ tỉ mũ *ti ti* chuyện trên cuộc đời này ông nội chẳng thể biết được, cũng chẳng thể nghe hết được, vậy nên ông nội chỉ chọn nghe một điều thôi cho khỏe tai và khỏe tâm.

Ông nội chọn nghe lời Phật nói.

Phật nói gì?

Phật nói rằng: Thế gian này chi phối bởi Nhân quả. Mỗi con người từ chính nghiệp lực mình mà sinh ra. Hoàn cảnh sống của mình thế nào, người khác đối xử mình ra sao – Yêu thương hay ghét bỏ, oán hận hay căm hờn, hiểu sai hay hiểu đúng, vu oan hay tâng bốc, khắc nghiệt hay cưng chiều, v.v… - Hết thảy đều là nghiệp của chính mình, Nhân chính mình trồng – Quả chính mình ăn. Như nợ chính mình cho vay và người khác trả lại – Như nợ chính mình đi vay và giờ mình phải trả lại.  

Chuyện đúng – sai, phải – trái ở đời là muôn trùng, vạn bể - Nhưng ẩn bên dưới chỉ một “Quy tắc” mà thôi – Sự “Công bằng của Luật Nhân Quả”.

Thằng cháu nội thấy: Nếu “khôn lanh” thì ta nên chọn cái nào? - Nắm chỉ một đầu dây thôi! Hay cứ mãi chạy theo đám dây con con mà tua tủa - mà vây bủa mỗi lúc một nhiều hơn?

Cuộc đời là khổ nếu chọn rúc vào bụi rậm.

Cuộc đời là thông nếu chọn vào cửa “Không” con ạ.

Con đã vào chùa nhiều lần lắm rồi, nhưng đã bao giờ con thực sự bước vào cửa “Không” mà Phật vì quá thương yêu mình đã không quản ngại đến với bãi bùn này để khai mở không?

(*)

Buông đi con ạ. Buông cả thương chứ đừng nói là giận ghét.

Vì cả thương và ghét đều là những tấm vải che mắt mình, khiến cho mình không còn thấy rõ được lối đi – Khiến cho mình mỗi ngày một xa rời sự thật, xa rời những điều đúng đắn và những điều tốt đẹp.

(*)

Vì không thương con nên ông nội biết rõ: Tự trong con, cũng như trong tất cả mọi người, ai cũng có sự thông minh và hiểu biết để phân biệt điều đúng điều sai. Vì không thương con nên ông nội biết rõ nếu ông nội đá cho con vài phát trong lúc con “lên cơn điên” muốn hủy hoại chính mình thì con sẽ tỉnh táo trở lại. Vì không thương con nên cho dù con có sa đọa thì ông nội vẫn vững vàng mà làm tí tẹo chỗ dựa cho con nếu có lỡ một ngày nào con vấp ngã – Có chút còn hơn không nhỉ? Đâu có sao.

Đấy. Thế là cái ích của sự “không thương”.

Sống cần tỉnh hơn là cần “thương thường thường” con ạ. Tỉnh được rồi thì sẽ thấy rõ được những việc cần làm và đủ năng lượng để làm những việc phải làm.

 (*)

Sao lại ghét?

Chỉ là vì “đòi” mà chẳng được thôi.  Đâu có gì là cao thượng.

Người nào khác thì ông nội chả kỳ vọng hiểu hoặc chả dám nói – Nói sợ “nó” chưởi. Ngại “nó” không hiểu lại bảo ông nội ngu. Vì dẫu gì ông nội cũng còn chút “sĩ diện” cần phải giữ.

Nhưng con thì ông nội mong rằng con sẽ hiểu. Vì đây mới chính là “kiểu tình thương” mà ông nội muốn dành cho con - Muốn con hiểu những điều con chẳng bao giờ muốn hiểu khi con còn chưa hiểu. Và nếu con chả hiểu mà lại thấy ông nội “ngu”, chả thèm chơi với ông nội nữa thì thôi - Vì ông nội “không thương” con mà. Ông nội chỉ đủ sức để gắng gượng thương chính mình thôi. Loài người thật “khó thương” con ạ.

(*)

Tình đời nói rằng cha mẹ phải thương con, phải có trách nhiệm với con tới trọn đời. Nhưng thương yêu và trách nhiệm nặng nề và mệt mỏi lắm – Đó là một khoản “Nợ” rất lớn. Liệu có phải đứa con nào cũng “đã từng” cho “cha mẹ” mình “Nợ” đủ số đó hay không?

Đã là người Phật tử thì đừng nói chuyện một đời!

Ta đi trong luân hồi vay vay – trả trả chẳng tính kể hết số đời, số kiếp. Đã hiện thân là con người thì ngoài chút phước ít ỏi, còn lại chẳng phải toàn là nghiệp sao? Chẳng phải ngoài chút tiền ít ỏi trong túi là những món nợ “đại bác” trong ngân hàng Nhân Quả sao?

Thế cho nên đời mới lắm nỗi buồn, thế cho nên đời mới nhiều nỗi khổ.

Thế cho nên bất hạnh có gì lạ? – Thế cho nên người đối xử xấu mình có gì phải oan ức?

Ta chẳng đủ thiện lành để cuộc đời này luôn là “công bằng” – Kiểu “đong đếm” mắt thấy tai nghe thường tình trong thế giới này đâu con ạ.

Người đó xấu với mình không phải vì người đó xấu mà vì thật sâu xa muôn đời - Chính do ta đã ngu si mà tạo tác nghiệp xấu.

Vậy nên không trách người – Không ghét người vì sự thật từ “nguyên thủy” là: “Người” đâu có lỗi?

Vậy nên không trách mình vì quá khứ đã qua không thể quay trở lại: Chỉ có Hiện tại là giây phút nhiệm màu: Để cải tạo quá khứ - Để “tô vẽ” tương lai.



Đóng vết thương mình lại mà nhìn ra xa cuộc đời đi con!

 

Nơi ngoài kia bao phận người đau khổ,

Biết bao nhiêu oan trái ở trên đời.

Khi con chịu Thấy - Nhìn bất hạnh,

Muôn triệu người chẳng ai kém hơn con.  

 

Còn nếu con chọn “Oán trách” làm đầu,

Đừng hỏi sao tim con đầy lỗ thủng.

Khi đã chọn tắm mình trong đau khổ,

Đừng hỏi sao hạnh phúc lánh xa con.

 

Khi còn thở là “Vẫn” còn sự sống,

Có biết không – “Đó” hạnh phúc nhất đời!

Con cần gì mong ước xa xôi?

Những ước vọng chóng tan vào hư ảo,

Theo bóng chớp giả dối mang thân người.

 

Buông đi con cả buồn thương, giận ghét

Chẳng ích gì rước vướng mắc vào tim

Để óc tim và ruột gan trống rỗng!

Cho tỉnh giác mãi mãi chảy tuôn trào.

 

Hạnh phúc thực chỉ do mình cấy hái,

Đừng đợi trông bóng hư ảo từ ai

Không còn mong thì chẳng còn khắc khoải,

Lẽ giận hờn – thương ghét bỏ ngoài tai.

_Thương tặng “Thằng Cháu Nội.”_



 

0 comments:

Post a Comment