300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Wednesday, May 10, 2023

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT


TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT

Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau:

(*)


1.    Thời Hùng Vương thứ 18



Công chúa Tiên Dung và phò mã Chử Đồng Tử đã là những người đầu tiên đưa đạo Phật về nước ta và dạy cho dân chúng những điều đạo đức căn bản của đạo Phật và rất phù hợp với tâm tình, bản chất hiền hoà, hiếu nghĩa của người Việt Nam như: 

Đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn (truyền thống thờ cúng ông bà, Tổ tiên để khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục), sự hiếu hoà với trời đất (Sống tốt và tin tưởng nơi sự phù hộ của các đấng Trời, Phật trên cao trong cuộc sống và nhất là những chuyến ra khơi, chài lưới, qua lại mua bán nhiều hiểm nguy), tin vào nhân quả công bằng (Gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành),…. 

Theo nhà sử học lỗi lạc Nguyễn Khắc Thuần, ở thời xa xưa, người lao động Việt Nam cũng để đầu trọc như các nhà sư trong đạo Phật, nên với sự hiền hoà, rộng lượng, hiểu biết, minh triết, lối sống giản dị mà hình thức lại rất giống người Việt, nên các sư thầy đạo Phật rất được lòng người dân. Nơi đạo Phật:

Ngoài những điều dễ thấy nhất là đạo lý hiền thiện, từ bi, vô ngã (vị tha tuyệt đối – không còn ích kỷ, cá nhân), còn có rất nhiều điều linh thiêng, màu nhiệm từ xa xưa đến tận ngày nay - Tới nỗi khái nhiệm ông Bụt (Phiên âm rồi đọc trại từ tiếng ‘’Buddha’’: Đức Phật) đã đi vào tất cả các câu chuyện cổ tích của người Việt.


 2.       Thời kỳ Bắc Thuộc và Phong kiến 


Trong suốt hơn1000 năm dưới chế độ ‘’Ngu dân‘‘, ‘’Đồng hoá’’ của phong kiến Trung hoa – Chính những mái chùa hiền lành đã cứu chữa người dân khỏi bệnh tật (là cái nôi của những danh Y tài hoa trong lịch sử nước nhà, trong đó tiêu biểu có Đại thần Y: Tuệ Tĩnh), chùa là nơi chia sẻ cơm ăn, áo mặc cho người dân bần cùng (khái niệm ‘’ăn của chùa’’ – ‘’ăn miễn phí’’ xuất hiện là như vậy; chùa cũng là nơi gìn giữ những kiến thức của tổ tiên người Việt và chia sẻ lại với người dân – Trong lịch sử các trạng nguyên Việt Nam, không thiếu những người đã được lớn lên trong chùa và nhận được sự giáo dục, truyền thụ từ các thầy tu trong chùa. 

Thiền Sư - Đại Danh Y (Ông tổ thuốc Nam): Tuệ Tĩnh

Với trí tuệ kiệt xuất và đạo đức trong sáng, thoát tục, không màng danh lợi: Rất nhiều thiền sư lỗi lạc đã nắm vai trò Quốc sư (Thầy của Vua)/những vị trí quan trọng liên quan tới Vương triều trong thời đại phong kiến Việt Nam từ thời Vua Đinh tới tận triều Nguyễn. 

Lỗi lạc nhất là hai triều đại Lý và Trần: Với tất cả các vị vua anh minh, xuất chúng nhất cùng toàn bộ triều thần đều tu hành thanh tịnh, ăn chay, ngồi thiền, giỏi cả đánh trận và trị vì đất nước – Lập nên những chiến công hiển hách mà cả Thế giới lúc bấy giờ và ngày nay phải khâm phục.

Vào thời Nguyễn, vua Gia Long buộc phải cho đạo của phương Tây du nhập vào nước ta vì đã lỡ mượn quân của người Pháp để lật đổ nhà Tây Sơn. Nhưng vẫn luôn ý thức rất rõ: Chỉ có tư tưởng đạo Phật được nuôi dưỡng trong dân chúng thì đất nước mới bền vững. Do đó, ông đã ra sức ngăn trở sự truyền bá của tôn giáo mới do người Pháp mang tới và hết sức mở mang đạo Phật, chùa chiền, đồng thời hình thành nên khái niệm ‘’Lương Dân’’ (hay nhiều người gọi là đạo Lương: Người lương thiện có thiên hướng theo Phật). Tiếc là triều Nguyễn không đủ sức mạnh để giữ gìn sự độc lập của Đất nước trước thế giặc quá mạnh và thời đại thay đổi quá nhanh.

 3.       Thời cận đại – Thời đại Hồ Chí Minh


Việc những người Cách mạng được mái chùa che chở, các nhà sư ‘’cởi áo cà sa, khoác chiến bào’’ là điều rất quen thuộc trong thời đại này.

Tiêu biểu kể ra vài sự kiện để bạn có thể hình dung sự đồng hành và yểm trợ mạnh mẽ của đạo Phật với Đất nước ta trong suốt thời kỳ Cách mạng như sau:

 

Bác Hồ ngồi thiền trong hang đá
Ảnh: Tư liệu của Nhà văn Sơn Tùng.

(1)  Thân sinh của Bác Hồ (cụ Nguyễn Sinh Sắc) đã chống gậy đi khắp miền Nam để kêu gọi chấn hưng lại đạo Phật trước sự đàn áp dã man, xảo quyệt của người Pháp. Cụ tin tưởng rằng: Chỉ có đạo lý của nhà Phật mới là hệ tư tưởng xuyên suốt đồng hành cùng người Việt trong quá trình dựng nước và giữ nước.

(2)   Bác Hồ của chúng ta, trong suốt cuộc đời Cách mạng đã cải trang vô số lần và rất nhiều lần cải trang làm Thầy tu trong đạo Phật, nhưng không bao giờ cải trang làm người tu của tôn giáo do người Pháp mang tới – Dù ở giữa lòng nước Pháp, dù ở giữa lòng Châu Âu. Sau này, ở nơi chiến khu, trong hang đá, Bác Hồ thường ngồi thiền và có nhà nhiếp ảnh đã ghi lại được. Bác là một người kiên trì luyện tập đến thông thiền nhập định và đã đạt tới minh triết. Bác có thể Thiền ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tư thế từ đi, đứng đến nằm,...Người học trò xuất sắc của Bác là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng qua đời đúng vào khung giờ mà Đại Tướng ngồi Thiền mỗi ngày.

(3)   Vô số câu chuyện thời chiến và thời bình của các cựu chiến binh có liên quan tới Phật Pháp, thậm chí, nghĩa trang Liệt Sĩ Trường Sơn cũng được bóng cây Bồ Đề  khổng lồ (Biểu tượng cho sự chứng ngộ của Đức Phật) ngày đêm che chở. Bác Hồ cũng chọn địa điểm cạnh một ngôi chùa để tuyên bố lựa chọn ngày thương binh, liệt sĩ.

Ta có thể cảm nhận rõ chất Thiền trong 14 lời khuyên về nguyên tắc ứng xử của Bác:

Điều 1:  Suy nghĩ trước khi nói.

Điều 2:  Kiên quyết khi thi hành.

Điều 3:  Thận trọng khi cầm bút.

Điều 4:  Bình tĩnh sáng suốt lúc nguy nan.

Điều 5:  Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận.

Điều 6:  Nguyên tắc quá mất việc.

Điều 7:  Thẳng thắn quá mất lòng.

Điều 8:  Giải  quyết khéo léo từng trường hợp.

Điều 9:  Gác việc riêng mưu sự nghiệp.

Điều 10:  Bỏ đa sầu đa cảm để đời vui.

Điều 11:  Vui vẻ là liều thuốc sống.

Điều 12:  Vui vẻ phấn đấu mới hăng.

Điều 13:  Vui vẻ mới gần quần chúng.

Điều 14:  Vui vẻ mới giàu tình cảm.

 

     4. Thời hiện đại


Những tư tưởng của đạo Phật đã và đang giúp người Việt Nam hoà nhập và bắt kịp, thậm chí sẽ vượt lên hẳn với Thế giới nếu biết khôn ngoan học hỏi, vận dụng. Căn bản và dễ hiểu có 1 vài ý sau:

 


(1)    Bảo vệ môi trường, cây xanh, động vật, đất đai, nguồn nước

(2)    Ăn chay để dẻo dai sức khoẻ, ít bệnh tật, sống lâu, ít gây hại cho môi trường (Thức ăn động vật được tạo ra bằng cách tiêu tốn rất nhiều năng lượng của Thế giới và phát thải rất nhiều khí độc, khí làm nóng trái đất.)

(3)    Thiền định: Giảm bớt sự rối loạn của tư tưởng, đầu óc để tránh tác hại của trầm cảm, tăng động, bất ổn, quá khích, đa nhân cách,…. Tăng cường sức tập trung, trí nhớ, trí thông minh, sự bình an, khoẻ mạnh, tính nhân đạo, niềm vui sống và tình yêu thương, v.v….

(4)    Những nhà bác học lỗi lạc nhất thời đại, nhất là Albert Einstein đã công nhận: Đạo Phật là tôn giáo của Vũ Trụ vì đáp ứng được cả đạo đức, đạo lý một cách toàn vẹn, logic và dẫn đạo được cho cả Khoa học (đi trước khoa học, dẫn đường cho khoa học)

(5)    Luật Nhân Quả - Nghiệp Báo do Đức Phật nhìn ra và chỉ dạy đã góp phần làm nhiều người tự ý thức dừng lại các hành động xấu, gây tổn hại cho mọi người và cho xã hội – Tích cực làm điều thiện, tích cực dựng xây Đất nước.

(6)    Làm giềng mối tâm linh, tư tưởng để làm giàu đời sống tinh thần của người dân cũng như bảo vệ biên giới lãnh thổ tại khác khu vực có vị trí địa lý trọng yếu với lãnh thổ Việt Nam (Các hải đảo đều có chùa, các vùng biên cương và vùng núi đều có đền chùa do triều đình xưa xây dựng và nhà Nước ngày nay khôi phục).

(7)    Tạo các thắng cảnh và môi trường tu tập tâm linh để quảng bá hình ảnh đất nước và phát triển du lịch, đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống văn hoá trong Nhân dân, v.v….


(***)

Đôi điều chia sẻ vì mong rằng, dù ai đó không có nhiều cảm tình với Đạo Phật, cũng sẽ bằng: Lý trí, đạo lý và lòng biết ơn để có cánh nhìn nhận đúng mức, đúng tầm với những gì đạo Phật đã mang đến cho Đất nước này.

Đạo Phật đã đóng góp cho ta nhiều như vậy thì lẽ thường, ta nên có trách nhiệm trở lại với sự tồn vong của đạo Phật. Trước là để đền ơn, đáp nghĩa – Sau thì cũng là để cho chính bản thân mình, cho chính Đất nước của mình - Vì đạo Phật chẳng đòi hỏi gì ở ta cả! Đạo Phật càng mạnh thì càng giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày mà thôi. Lịch sử đã chứng minh rõ ràng như vậy và luôn luôn là như vậy - Khác hẳn với những tôn giáo bị sự ảnh hưởng của con người – Trở thành công cụ của con người: Cứ hễ lớn mạnh là nhảy vào xâu xé chính quyền, thâu tóm lãnh thổ, nuôi mộng bá quyền - Sẵn sàng đem ác tâm mà áp đặt lên tư tưởng và đức tin của người khác.

 


 

0 comments:

Post a Comment